Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 25)

III. Thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Trước những thay đổi to lớn của môi trường vĩ mô, công ty VILEXIM đã đón nhận được những cơ hội phát triển nhưng cũng phải đương đầu với thách thức trong việc giải quyết những khó khăn nội tại của công ty. Trong những năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã từng bước gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây, từ năm 2002 đến năm 2004, cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (LNKD) của công ty có sự tăng trưởng, nhưng mức tăng trưởng không đều. Năm 2002, LNKD đạt 2,061 triệu đồng với mức tăng trưởng rất cao là 439,53%. Nhưng sang 2003 mức tăng trưởng giảm đột ngột, chỉ còn 10,09%; do vậy LNKD đạt 2,269 triệu

đồng, chỉ cao hơn năm 2002 là 208 triệu đồng. Tuy nhiên so với năm 2004, LNKD bắt đầu có xu hướng tăng lên; năm 2004 LNKD đạt 4.607 triệu đồng với mức tăng trưởng đạt 103,04%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2003 là 92,95%. Sở dĩ có sự thay đổi của LNKD là do sự thay đổi của các yếu tố tạo nên nó là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (LNKD = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lí doanh nghiệp)

Bảng đánh giá các chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

giá trị % giá trị % giá trị %

Doanh thu thuần (DTT) 157.152 103,07% 422.198 168,66% 958.821 127,10% Giá vốn hàng bán (GVHB) 151.539 103.70% 403.636 166,36% 929.796 130,35% Chi phí bán hàng (CPBH) 3.001 36.47% 13.568 352,12% 20.271 49,40% Chi phí quản lý Doanh nghiệp (CPQLDN) 551 33.41% 2.725 394,56% 4.148 52,21%

Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh (LNKD) 2.061 439.53% 2.269 10,09% 4.607 103,04%

Lợi nhuận từ hoạt động

tài chính (LNTC) 1.773 -473.26% (1.347) -175,97% (935) -30,59%

Lợi nhuận từ hoạt động

Bất thường (LNBT) (836) -603.61% 62 -107,42% 12 -80,65%

Tổng lợi nhuận trước thuế

(LNTT)

2.998 4006.85% 984 -67,18% 3.684 274,39%

Thuế thu nhập

Lợi nhuận sau

thuế(LNST) 2.039 4006.85% 669 -67,19% 2.505 274,46%

GVHB / DTT 0,9643 0,9560 0,9697

CPBH / DTT 0,0191 0,0321 0,0211

CPQLDN / DTT 0,0035 0,0065 0,0043

Thứ nhất là doanh thu thuần (doanh thu thuần =tổng doanh thu –các khoản giảm trừ bao gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu); do các khoản giảm trừ của công ty không đáng kể trong tổng doanh thu, nên có thể đánh giá kết quả hoạt động của công ty qua chỉ tiêu doanh thu thuần. Doanh thu thuần của công ty từ năm 2002 đến năm 2003 có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2003 với tổng doanh thu thuần là 422.198 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng là 168,66%, mức này cao hơn mức tăng trưởng của năm 2002 là 65.59%. Sở dĩ có được điều này là do năm 2003 công ty có sự mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tập trung đẩy mạnh tăng thị phần và mở rộng thị trường hoạt động. Đến năm 2004 tổng doanh thu thuần tiếp tục tăng và đạt 958.821 triệu đồng; với mức tăng trưởng chậm lại là 127,10%, tuy nhiên mức này vẫn cao hơn mức tăng trưởng của năm 2002 là 24,03%, nghĩa là sau khi có sự mở rộng hoạt động kinh doanh thì công ty đã có cơ hội tiếp tục tăng thị phần tốt hơn trước. Như vậy, doanh thu thuần tăng là một nguyên nhân dẫn đến LNKD tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc tăng giữa LNKD với tốc độ tăng của doanh thu thuần, thì năm 2004 vẫn chưa đạt được tốc độ so sánh giữa hai chỉ tiêu này. Năm 2002 tốc độ tăng LNKD cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 336,46%; trong khi đó năm 2004 tốc độ tăng LNKD thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần là -24,06%; tuy nhiên đã cải thiện hơn so với năm 2003 với mức chênh lệch này là -158,57%. Điều này cho thấy khả năng thu lợi từ mọi chi phí và công sức mà công ty bỏ ra vẫn chưa lấy lại được mức vào năm 2002.

Thứ hai là giá vốn hàng bán (GVHB), GVHB là một trong những chỉ tiêu làm giảm LNKD, đây là toàn bộ chi phí mà công ty phải bỏ ra để có được sản phẩm chuẩn bị mang đi tiêu thụ như giá mua sản phẩm từ người bán, chi phí nguyên vật liệu và nhân công phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm… hoặc chi phí liên quan đến một công việc dịch vụ như tiền trả cho người thực hiện dịch vụ… Trong

3 năm qua, tỷ trọng GVHB trong tổng doanh thu thuần có sự thay đổi không tuyến tính; năm 2002 tỷ trọng này 96,43%; năm 2003 tỷ trọng này giảm xuống chút ít 95,60%; nhưng đến năm 2004 tỷ trọng này tăng mạnh trở lại là 96,97%. Sự thay đổi không ổn định của GVHB chủ yếu là do sự thay đổi giá cả của các hàng hoá trên thị trường. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá dầu trên thế giới tăng nên hầu hết các hàng hoá đều tăng giá; đặc biệt là nguyên nhiên vật liệu dùng cho các quá trình sản xuất; vì vậy giá mua vào của các sản phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá bán ra của công ty. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo lợi nhuận của công ty trong năm 2004.

Thứ ba là chi phí bán hàng (CPBH), CPBH là toàn bộ các chi phí mà công ty chi ra phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như chi phí đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ, chi phí quảng cáo, chi phí tiền lương cho bộ phận bán hàng, chi phí hội nghị khách hàng… Qua bảng số liệu trên cho thấy, chi phí dành cho việc bán hàng năm 2002 là 3.001 triệu đồng với mức tăng là 36,47%; đến năm 2003 thì có sự tăng đột biến với chi phí đạt 13.568 triệu đồng đạt tốc độ tăng là 352,12%. Đây là kết quả của việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần tăng chi phí để tăng nguồn nhân lực bán hàng, mở rộng hoạt động tìm kiếm thị trường, quan hệ khách hàng… Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả hoạt động đầu tư này thì cần xem xét chỉ tiêu CPBH trên doanh thu thuần (CPBH/DTT), hay để thu về một đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng cho các hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Năm 2002 chỉ tiêu CPBH/DTT là 0,0191; năm 2003 chỉ tiêu này tăng lên là 0,0321; nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này đã giảm xuống là 0,0211. Như vậy, việc đầu tư ban đầu vào năm 2003 làm chi phí cho việc tiêu thụ một đơn vị sản phẩm tăng lên rất nhiều; vì vậy đã kéo lợi nhuận trong năm đó xuống thấp hơn năm trước, năm 2002. Tuy nhiên, sang năm 2004 chỉ tiêu CPBH/DTT đã giảm xuống còn 0,0211. Mặc dù chỉ số này vẫn còn cao hơn chỉ số của năm 2002, nhưng bước đầu cho thấy hoạt động bán hàng của công ty đang tỏ ra có hiệu quả.

Thứ tư là chi phí quản lí doanh nghiệp (CPQLDN), CPQLDN là những khoản chi phí phục vụ cho quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp như tiền lương cho công nhân viên quản lí, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ… CPQLDN tăng

sẽ kéo lợi nhuận giảm xuống. Năm 2003 là năm công ty tập trung đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy CPQLDN trong năm này có sự tăng độ biến so với năm trước. Nếu năm 2002 CPQLDN là 551 triệu đồng, tăng 33,41% so với năm trước; thì năm 2003 chi phí này tăng lên là 2.725 triệu đồng, tăng 394,56% năm. Sang năm 2004, chi phí này đạt 4.148 triệu đồng với tốc độ tăng giảm xuống còn 52,21%; tuy nhiên mức tăng này vẫn còn cao hơn so với năm 2002. Qua đó cho thấy, CPQLDN của công ty đang có xu hướng giảm tốc độ đến mức ổn định. Đánh giá hiệu quả của CPQLDN, mặc dù năm 2003 CPQLDN mà công ty phải bỏ ra để thu được một đồng doanh thu thuần hay chỉ tiêu CPQLDN trên doanh thu thuần (CPQLDN/DTT) là 0,0321 gấp ba lần so với chỉ tiêu này của năm 2002; nhưng sang năm 2004 CPQLDN/DTT giảm xuống còn 0,0211. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư vào năm 2003 đang ngày càng phát huy hiệu quả; góp phần làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Về hoạt động tài chính của công ty, hoạt động này của công ty bao gồm góp vốn liên doanh như góp vốn liên doanh với công ty thép VILASTLEEL của Lào và đầu tư cho một số cơ sở sản xuất, gia công nhỏ khác; cho vay, mua bán ngoại tệ; chi phí tài chính của công ty là chi phí lãi vay ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (LNTC) của công ty qua ba năm cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động này đều có mức tăng trưởng âm, tuy nhiên mức tăng trưởng âm này ngày càng có xu hướng giảm. Đặc biệt năm 2003, việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc tăng vốn vay ngân hàng lên rất nhiều đã khiến chi phí lãi vay tăng cao; vì vậy LNTC trong năm nay của công ty đạt giá trị âm, nghĩa là chi phí trả cho hoạt động tài chính của công ty phải dựa vào nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nhưng sang năm 2004 LNTC có sự thay đổi lạc quan, mức âm chỉ còn -935 triệu đồng, điều này cho thấy doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính đã bắt đầu tăng lên, có thể bù đắp được chi phí lãi vay ngân hàng và tạo ra LNTC cho công ty.

Về hoạt động bất thường, hoạt động bất thường đó là những khoản thu và khoản chi mà công ty thu được hoặc bỏ ra mà không thường xuyên và không nằm trong dự tính hay có sự chuẩn bị trước của công ty như thu hoặc chi về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, chi phí cho việc thu các khoản nợ khó đòi hoặc thu được khoản nợ khó đòi mà trước đây đã xoá sổ… Đánh giá lợi nhuận từ hoạt động bất thường (LNBT) qua ba năm qua cho thấy, mặc dù năm 2002 lợi nhuận này đạt mức

âm rất thấp -836 triệu đồng; nhưng sang năm 2003 lợi nhuận này lại đạt mức cao nhất là 62 triệu đồng, đây là kết quả của những nỗ lực trong việc thu hồi lại các khoản nợ khó đòi. Năm 2004 lợi nhuận này đạt mức thấp hơn nhưng vẫn đạt ở giá trị dương là 12 triệu.

Như vậy, qua đánh giá về ba lĩnh vực hoạt động đóng góp vào lợi nhuận của công ty cho thấy, lợi nhuận thu được ở mỗi hoạt động mặc dù có sự biến động mạnh qua ba năm, từ 2002 đến 2004, nhưng đến năm 2004 thì cho thấy lợi nhuận từ cả ba hoạt động đều có xu hướng tiến triển tốt đẹp. Sự biến động của lợi nhuận từ mỗi hoạt động đều có sự tác động đến lợi nhuận trước thuế (LNTT) của công ty qua các năm, vì LNTT bằng tổng của LNKD, LNTC và LNBT. Năm 2003 LNTT của công ty có sự giảm sút mạnh, từ 2.998 triệu đồng năm 2002 xuống còn 984 triệu đồng, giảm 67,18% so với năm 2002. Nhưng sang năm 2004, LNTT của công ty đã tăng lên là 1.179 triệu đồng, tăng 274,25% so với năm 2003; mặc dù chưa đạt được mức như năm 2002 nhưng cũng cho thấy xu hướng tăng lên của LNTT của công ty khi mà sự đầu tư vào năm 2003 bắt đầu sinh lời.

Do tỷ suất thuế thu nhập của công ty qua ba năm vừa rồi không có sự thay đổi với tỷ suất là 32%, do vậy lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty có mức biến động cùng với mức biến động của LNTT. Năm 2002 LNST của công ty đạt 2.039 triệu đồng, đến năm 2003 thì giảm xuống còn 669 triệu đồng; nhưng sang năm 2004 LNST đã tăng mạnh lên đạt 2.505 triệu đồng, cao hơn so với năm 2002; đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư đã mang lại hiệu quả rất lớn.

3. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty:

3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động xuất nhập khẩu:

Bảng kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty VILEXIM

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

USD % USD % USD %

Tổng kim ngạch 95,342.04 132,42% 250,387.90 162,62% 593,669.43 137,10%

Nhập khẩu (NK) 50,550.32 152,47% 139,641.40 176,24% 314,466.88 125,20% Xuất khẩu (XK) 44,791.72 145,21% 110,746.50 147,25% 279,202.55 152,11%

Tỷ trọng NK trong tổng kim ngạch 53.02% 55.77% 52.97% Tỷ trọng XK trong tổng kim ngạch 46.98% 44.23% 47.03% Tỷ trọng XNK trong tổng doanh thu 95.25% 93.11% 97.21%

Mặc dù Công ty có tham gia một số hoạt động kinh doanh trong nước dưới hình thức là đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các công ty khác và đứng ra trực tiếp mua bán hàng hoá. Trong những năm qua, các hoạt động này cũng ngày càng mang lại một số lợi nhuận cho công ty; tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu luôn là hoạt động chính yếu của công ty và hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, trên 90%.

Đánh giá về tổng kim ngạch đạt được, trong ba năm qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Tuy nhiên tốc độ tăng tổng kim ngạch không đều qua các năm, năm 2002 mức tăng trưởng là 132,42% đạt kim ngạch là 95.342,038 USD, đến năm 2003 mức tăng trưởng cao vượt bậc, 162,62% đạt giá trị kim ngạch là 250.387,9 USD; nhưng sang năm 2004 tốc độ tăng giảm xuống còn 137.10% với giá trị kim ngạch là 593.669,427 USD. Đây là kết quả của việc đầu tư tăng năng lực hoạt động của công ty vào năm 2003, nên giá trị đạt được tăng đột biến so với năm trước; sang năm 2004 khi năng lực hoạt động của công ty được khai thác gần đến mức tối đa thì tốc độ tăng giá trị kim ngạch có xu hướng giảm xuống so với năm trước, tuy nhiên mức tăng trưởng của năm nay vẫn cao hơn năm 2002.

Đánh giá về tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng kim ngạch, nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn xuất khẩu, tuy nhiên trong ba năm qua cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu không lệch quá 15% . Năm 2003, cơ cấu này lệch mạnh về phía nhập khẩu, nhập khẩu chiếm 55,77% và xuất khẩu chiếm 44,23%, mức chênh

lệch là 11,54% cao nhất trong ba năm, nhưng sang năm 2004 mức chênh lệch giảm xuống mạnh còn 5,94%; thấp hơn năm 2002. Mức chênh lệch càng nghiêng về hướng xuất khẩu càng cho thấy năng lực hoạt động xuất khẩu của công ty đã tăng lên. Hoạt động kinh doanh hướng theo xuất khẩu, hướng ra thị trường ngoài nước là một hướng đi rất đúng đắn cho sự phát triển an toàn cho công ty, vì thị trường thế giới là một thị trường vô cùng rộng lớn, công ty có nhiều cơ hội len lỏi vào nhiều khu vực thị trường khác nhau, từ cao cấp đến thấp cấp; bên cạnh đó hướng đi này cũng theo đúng xu hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam là phát triển nền sản xuất trong nước hướng theo xuất khẩu, vì vậy công ty sẽ có được nhiều sự hỗ trợ và ưu đãi từ phía Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu.

Về giá trị nhập khẩu, trong ba năm qua, giá trị nhập khẩu của công ty đều tăng nhưng mức tăng không đều; năm 2002 giá trị nhập khẩu đạt 50,550.318 USD với mức tăng là 152,47%; năm 2003 giá trị nhập khẩu tăng mạnh 139,341.4 USD đạt mức tăng trưởng 176,24%; nhưng đến năm 2004 mức tăng trưởng giảm xuống còn 125,20% đạt giá trị nhập khẩu là 314,466.879 USD.

Về xuất khẩu, khác với nhập khẩu mức tăng trưởng xuất khẩu qua các năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)