Phân tích thị trường và phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 49)

ĐIỂU YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC) CỦA CÔNG TY

1. Ma trận BCG trong phân tích tỷ trọng và phân đoạn thị trường nước ngoài ngoài

Đối với xuất khẩu hàng nông sản, khu vực thị trường được chia thành bốn khu vực với các tỷ trọng chiếm trong tổng trị giá hàng nông sản xuất khẩu của công ty vào năm 2004 và được biểu diễn ở hình 1.

Đối với xuất khẩu lao động, khu vực thị trường được chia thành bốn khu vực với các tỷ trọng chiếm trong tổng số lượng lao động xuất khẩu của công ty vào năm 2004 và được biểu diễn ở hình 2.

Đối với dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác, khúc thị trường được chia theo đặc tính của đối tượng khách hàng với hai biến số là tính thường xuyên và trị giá lô hàng được thực hiện giữa hai bên, đối với mỗi trường hợp được phản ánh qua tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu mà mỗi đoạn thị trường mang lại.

Giá Hàng nông sản

EU, Nhật Bản, Mỹ 20%

Bắc Âu, Tây Âu 14% Cao Hình 1 Bắc Phi, Tây Nam Á, CIS Đông Âu 43% Ô-xtrây-lia, Châu Á 23% Thấp

Cao Trung bình Nhu cầu

Trị giá lô hàng Xuất nhập khẩu uỷ thác

EU, Nhật Bản, Mỹ 20%

Bắc Âu, Tây Âu 14% Lớn Hình 2 Bắc Phi, Tây Nam Á, CIS Đông Âu 43% Ô-xtrây-lia, Châu Á 23% Nhỏ

Truyền thống Không thường xuyên

Phân tích đặc điểm các đoạn thị trường: -Đối với thị trường hàng nông sản:

+EU, Nhật Bản và Mỹ: có nhu cầu tiêu thụ lớn, sản phẩm được yêu cầu có chất lượng cao, vì vậy có giá cao, hàng rào thuế quan thấp, nhưng hàng rào kỹ thuật rất cao là trở ngại lớn nhất đối với các nước có kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu như Việt Nam.

+Thị trường Bắc Âu và Tây Âu: có nhu cầu thấp, yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng cao, bù lại giá cũng cao; hàng rào thuế quan vừa phải; hiện tại hàng rào kỹ thuật thấp hơn đoạn thị trường trên nhưng tương lai gần sẽ áp dụng quy chuẩn của EU sau khi gia nhập vào cộng đồng EU.

+Thị trường Bắc Phi, CIS Đông Âu, Tây Nam Á: nhu cầu rất lớn sản phẩm trung bình, giá rẻ; phù hợp với các sản phẩm của Việt Nam. Đây là thị trường truyền thống và thị trường mới khai phá của Việt Nam, nên sẽ có nhiều thuận lợi nhờ vào mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa nước ta với các nước này.

+Thị trường Ô-xtrây-lia, Châu Á: tập trung những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và hàng nông sản của các nước này có khả năng cạnh tranh lớn hơn hàng nông sản của Việt Nam về giá, chất lượng, mẫu mã…. Vì vậy, Việt Nam sẽ giảm tỷ trọng xuấu khẩu vào các nước này để mở rộng sang các thị trường mới và thị trường truyền thống.

-Đối với thị trường xuất khẩu lao động:

+Thị trường Nhật Bản: nhu cầu về lao động kỹ thuật có tay nghề cao rất lớn, có mức lương cao; bên cạnh đó mối quan hệ giữa hai thị trường ngày càng

Trình độ LĐXK Lao động xuất khẩu

EU, Nhật Bản, Mỹ 20%

Bắc Âu, Tây Âu 14% Cao Hình 3 Bắc Phi, Tây Nam Á, CIS Đông Âu 43% Ô-xtrây-lia, Châu Á 23% Thấp

được tăng cường, nhưng trình độ lao động của Việt Nam còn yếu xuất khẩu vào thị trường này còn hạn chế.

+Thị trường CIS Đông Âu: là thị trường truyền thống của Việt Nam, nhu cầu về lao động cũng không cao lắm, yêu cầu lao động có trình độ cao, bù lại mức lương khá cao.

+Thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc: có nhu cầu rất lớn lao động có trình độ thấp, tuy mức lương hơi thấp nhưng rất phù hợp với lao động Việt Nam.

+Thị trường Tây Nam Á: có nhu cầu lao động bình thường, mức lương không cao lắm, nhưng không yêu cầu lao động có trình độ cao, phù hợp với lao động Việt Nam.

3. Phân tích SWOT điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty.

Để thực hiện được các chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường của công ty trong thời gian tới, công ty cần xác định được điểm mạnh của mình để phát huy và làm điểm lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; xác định điểm yếu để có hướng khắc phục; xác định những cơ hội để tận dụng và những thách thức của môi trường kinh doanh để có kế hoạch đối phó.

3.1 Điểm mạnh và điểm yếu

a- TÀI CHÍNH Điểm mạnh:

-Hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đạt trên 18 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Do vậy cho phép công ty có khả năng mở rộng quy mô hoạt động của mình như thực hiện được những hợp đồng có trị giá lớn hơn, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng các hoạt động liên doanh, liên kết với các nhà máy, các cơ sở sản xuất nhỏ

-Nhờ có các mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng và trị giá tài sản của công ty mạnh lên nên có nhiều khả năng công ty có thể có được những khoản vay lớn.

-Đối với hoạt động xuất khẩu lao động, công ty và các khách hàng của công ty đang được hỗ trợ ưu đãi về vốn vay của Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội; do vậy công ty có khả năng tổ chức đưa được nhiều người đi lao động ở nước ngoài hơn.

Điểm yếu:

-Mặc dù năng lực tài chính đã tăng nhiều, nhưng nhu cầu vốn hoạt động vẫn quá lớn; do vậy công ty vẫn thường thiếu vốn giữa chừng, nhiều hợp đồng mặc dù đã được kí kết nhưng phải chờ để công ty có thời gian huy động vốn.

b-TỔ CHỨC

Điểm mạnh:

-Trung tâm XKLĐ của công ty được tách ra hoạt động chuyên doanh và được mở thêm chi nhánh ở Hà Tây, đến nay năng lực hoạt động của trung tâm đang trên đà phát triển tốt.

-Ban lãnh đạo công ty thường xuyên có các cuộc khảo sát và đặt quan hệ với các thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng xuất khẩu của công ty. Và ở một số thị trường quan trọng đều có nhân viên của công ty thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường.

-Cơ cấu tổ chức thường xuyên được chú trọng theo dõi và sắp xếp lại cho phù hợp với hoạt động phân công trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công ty; nhờ vậy năng suất làm việc của các cán bộ công nhân viên ngày càng đạt hiệu quả cao.

-Đội ngũ nhân sự của công ty đã tăng nhiều về số lượng và chất lượng; đặc biệt là phần lớn đội ngũ nhân viên mới bổ sung năng động, nhiệt tình, có khả năng bắt nhịp được môi trường làm việc hiện đại.

-Ban lãnh đạo đã có hướng chiến lược phát triển của Công ty đang theo đúng xu hướng phát triển của thị trường và chiến lược phát triển của toàn ngành.

-Ban lãnh đạo ngày càng coi trọng công tác marketing vì đây là một cầu nối đưa sản phẩm của công ty đến được với khách hàng của mình.

Điểm yếu:

-Một lực lượng lớn nhân viên mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế; trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động, đặc biệt là các kỹ năng về nghiên cứu phát triển thị trường, kỹ năng tham gia, tổ chức các hoạt động XTHH của nhân viên còn

yếu, và kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh là những công ty FDI trong nước và những đối thủ ở nước ngoài.

-Trong khi đó công ty vẫn chưa có nhiều khả năng để có thể mời các chuyên gia giảng dạy các khoá học nâng cao kỹ năng hoạt động cho các cán bộ công nhân viên của công ty.

c- SẢN PHẨM Điểm mạnh:

-Đối với hàng nhập khẩu, do thường xuyên chú trọng theo dõi nhu cầu và yêu cầu của khách hàng nên các sản phẩm mà công ty cung ứng phần lớn làm hài lòng khách hàng.

-Đối với xuất khẩu lao động, người lao động có tinh thần ham học, ham làm và có ý chí ra nước ngoài làm việc để cải thiện đời sống bản thân và gia đình.

-Đối với hàng xuất khẩu nông sản, loại hàng nông sản cấp thấp với giá rẻ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cấp thấp ở các thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng sức mua yếu như Châu Phi. Còn loại sản phẩm cấp cao bước đầu có sự thoả mãn về các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh đối với các thị trường có sức mua lớn như EU, Nhật, Mỹ.

Điểm yếu:

-Lao động xuất khẩu có trình độ thấp, chỉ đáp ứng được những công việc nặng nhọc, cần sức người lớn. Trong khi đó việc đào tạo nghề còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động xuất khẩu. Vì vậy, những thị trường cần lao động có trình độ cao như Nhật thì vẫn chưa có khả năng thâm nhập sâu và mở rộng thị trường. Một khía cạnh khác là lao động xuất khẩu Việt Nam chưa có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các hợp đồng xuất khẩu lao động; vì vậy tình trạng phá vỡ hợp đồng ngày càng gia tăng, làm mất uy tín của công ty đối với các thị trường lao động trên thế giới; đặc biệt là ở Đài Loan, Malaysia.

-Các mặt hàng nông sản có chất lượng và mẫu mã kém cạnh tranh hơn với các sản phẩm của các công ty từ các nước xuất khẩu hàng nông sản lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Thêm vào đó giá các loại hàng nông sản thường cao hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra khả năng các sản phẩm vượt qua được các hàng rào kỹ thuật ở các nước có trình độ tiêu dùng cao như EU, Nhật và Mỹ là còn thấp, nên việc thâm nhập được vào các thị trường này còn yếu.

d- XÚC TIẾN HỖN HỢP

Điểm mạnh:

-Công ty đạt được danh hiệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín của Bộ Thương mại được trao hàng năm; bên cạnh đó quan hệ giữa ban lãnh đạo Công ty với các đối tác của Công ty khá tốt, nên công ty rất có uy tín và đáng tin cậy đối với các bạn hàng của mình.

-Các hình thức, các công cụ XTHH được công ty sử dụng khá đa dạng; trong chừng mực nào đó đã có những tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của công ty.

-Công ty đang ngày càng coi trọng yếu tố XTHH trong việc mở đường cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty đã có nhiều hoạt động XTHH với nhiều hình thức và công cụ khác nhau.

-Công ty có nhiều mối quan hệ rộng rãi và bước đầu đã có một số hoạt động phối hợp liên kết với một số nhà sản xuất trong hoạt động cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu. Do vậy công ty cũng có nhiều khá nguồn cung ứng sản phẩm cho mình.

-Đối với hoạt động xuất khẩu lao động, công ty bước đầu đã có sự phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc khuyến khích lao động đi xuất khẩu lao động, giải quyết vấn đề thiếu việc làm trong nước và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.

Điểm yếu:

-Hoạt động XTHH chưa có một chiến lược cụ thể, rõ ràng và lâu dài; các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… được tổ chức một cách rời rạc, lẻ tẻ, không hướng đến một mục tiêu chiến lược chung trong hoạt động XTHH.

-Việc xác định ngân sách và việc phân bổ ngân sách cho hoạt động XTTM không rõ ràng.

-Định vị những sản phẩm chủ lực của công ty trong tâm trí của khách hàng không rõ ràng và chưa được đầu tư đúng mức để có thể khắc sâu hình ảnh của công ty cùng sản phẩm vào tâm trí khách hàng.

-Sự phối hợp với các doanh nghiệp khác và với các cấp lãnh đạo của Bộ Thương mại trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm còn yếu.

-Mối liên hệ giữa Công ty với các nhà cung ứng, các nhà sản xuất chưa chặt chẽ để có thể đảm bảo cung được những sản phẩm chất lượng cao và ổn định.

3.2 Cơ hội và thách thức

3.2.1 Cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố vĩ mô: CƠ HỘI:

-Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân đã tăng nhiều, vì vậy nhu cầu chi tiêu cho hàng hoá rất lớn; trong khi đó nền sản xuất trong nước mặc dù đã tăng trưởng nhiều nhưng nhu cầu ở nhiều mặt hàng vẫn chưa được đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng cao cấp sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó theo chiến lược xuất khẩu của ngành những mặt hàng phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH sẽ được ưu tiên nhập khẩu, trong đó có một số mặt hàng vật liệu xây dựng mà công ty đang kinh doanh.

- Bộ phận lớn lao động Việt Nam là lao động nông thôn không được đào tạo hoặc ít được đào tạo nghề nghiệp, mà số lượng lao động này ngày càng tăng nhanh, trong khi đó khả năng đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội cho bộ phận lao động này là rất yếu và chậm. Vì vậy đây là một nguồn lao động rất dồi dào để có thể xuất khẩu sang các nước hiện nay rất cần những lao động có trình độ thấp nhưng giá lại rẻ.

-Hàng nông sản là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty và cũng là hàng chủ lực của Việt Nam. Nhà nước và Ngành không ngừng chú trọng đầu tư phát triển ngành này cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, nhiều công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại đang được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các quá trình sản xuất và chế biến hàng nông sản; vì vậy trong tương lai các sản phẩm nông sản của nước ta không chỉ nâng cao về số lượng mà còn tăng về chất lượng; làm tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới; và tăng khả năng thâm nhập vào các thị trường lớn nhưng khó tính như EU, Nhật…

-Hoạt động của các ngành dịch vụ khác như hệ thống các ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… ngày càng phát triển hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thương mại trong và ngoài nước.

-Hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là luật Thương mại và Luật Hải quan đang ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng tương hợp với các luật lệ thương

mại quốc tế và tạo điều kiện thông thoáng cho các hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng và an toàn.

-Việc tích cực tham gia vào các tổ chức Thương mại khu vực và Thế giới của nước ta trong những năm qua và sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo đang và sẽ thúc đẩy hoạt động thông thương giữa nước ta với các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt là các hàng rào thuế quan và hàng rào hạn ngạch ngày càng được dỡ bỏ, những ưu đãi mà các Tổ chức Thương mại ưu đãi cho nước Thành viên sẽ giúp cho các sản phẩm của Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường nước ngoài.

-Để mở đường và tạo điều kiện cho các sản phẩm Việt Nam tiếp xúc với thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nước lớn, Bộ Thương mại có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các cuộc Xúc tiến Thương mại với quy mô lớn và mang chiến lược lâu dài.

-Sự suy yếu của đồng đôla và sự mạnh lên của các đồng tiền lớn khác như

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)