Xuất khẩu Lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 40 - 42)

III. Thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty

3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh XNK của Công ty

3.4 Xuất khẩu Lao động

Trị giá, tốc độ gia tăng, cơ cấu thị trường trong XKLĐ

Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

trị giá(USD)

tỷ trọng

trị

giá(USD) gia tăng

tỷ trọng

trị

giá(USD) gia tăng

tỷ trọng XKLĐ 9,834.00 100% 27,007.00 274.63% 100% 67,574.00 250.21% 100% Đài Loan, Malyasia, Hàn Quốc 4,621.98 47% 13,233.43 286.32% 49% 35,814.22 270.63% 53% Nhật 196.68 2% 270.07 137.31% 1% 1,351.48 500.42% 2%

CIS Đông Âu 1,081.74 11% 3,240.84 299.60% 12% 6,757.40 208.51% 10%

Tây Nam Á 3,933.60 40% 10,262.66 260.90% 38% 23,650.90 230.46% 35%

Nhìn chung hầu hết các thị trường XKLĐ của công ty đều có sự tăng trưởng về giá trị xuất khẩu, nhưng khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực thị trường và tỷ trọng của các khu vực thị trường đó trong cơ cấu XKLĐ của công ty. Thị trường Nhật mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nhưng đến năm 2004 đã có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đạt 500,42%; các khu vực thị trường khác đều

có mức tăng trưởng chậm lại. Thị trường Nhật Bản là thị trường yêu cầu trình độ của người lao động rất cao; trong những năm qua nhờ việc giới thiệu được một số chuyên gia Việt Nam sang công tác tại Nhật nên doanh thu thu về từ hoạt động này của công ty đã tăng cao. Khu vực thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu và đạt giá trị xuất khẩu cao nhất là khúc thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc với tỷ trọng chiếm 53% đạt trị giá 35.814,22 USD; thị trường lao động này mặc dù giá nhân công thấp hơn các khu vực khác nhưng có nhu cầu rất lớn, đặc biệt nhu cầu về lao động có trình độ thấp, rất thích hợp với lao động nông thôn Việt Nam hiện nay. Đối với khu vực thị trường truyền thống CIS Đông Âu, mức tăng trưởng có sự giảm mạnh nhất, từ 299,6% năm 2003 xuống còn 208,51% năm 2004. Nguyên nhân là do nhu cầu về lao động ở đây trong những năm qua có sự giảm sút, bên cạnh đó tiền lương và điều kiện sống cũng không được cải thiện so với trước lắm. Cũng như khu vực thị trường truyền thống, thị trường của công ty cũng có sự giảm sút về tốc độ lẫn tỷ trọng trong cơ cấu. Đây cũng là một trong những thị trường công ty hoạt động khá nhiều năm nên có sự hiểu biết khá rõ về nhu cầu; tuy nhiên sự giảm sút này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu giảm hơn so với các năm trước. Đánh giá tổng quan lại cho thấy, hoạt động XKLĐ của công ty đến năm 2004 nghiêng mạnh về phía thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc; thị trường Nhật Bản mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu, nhưng đến năm 2004 đã lấy lại được mức tỷ trọng bằng năm 2002, và với tình hình thị trường thì công ty vẫn có nhiều cơ hội tăng tỷ trọng của thị trường này.

Về hoạt động cạnh tranh, trong thời gian qua mặc dù các thị trường lớn, rất phù hợp với trình độ của lao động Việt Nam như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc đã mở rộng cửa đối với Việt Nam rất nhiều; tuy nhiên hoạt động ở các thị trường này ngày càng vất vả và khó khăn. Trước hết là do ý thức tôn trọng hợp đồng của người lao động Việt Nam rất kém, tình trạng phá vỡ hợp đồng giữa và chạy theo những hứa hẹn hảo của các công ty khác ở nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều đã làm mất lòng tin của các đối tác đối với người lao động Việt Nam cũng như làm mất uy tín của công ty VILEXIM nói riêng và của các công ty XKLĐ Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, lao động Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ với trình độ lao động hơn hẳn đã ngày càng chiếm được lòng tin của các công ty ở khu vực thị trường này. Để có được nguồn lao động cung ứng, công ty cũng phải rất tích cực phối hợp với các nhà

chức trách địa phương ở địa bàn hoạt động của công ty trong việc tuyên truyền, phổ biến chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo của chính phủ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công ty cũng như các nhà hoạt động khác còn phải nỗ lực nhiều trong việc tuyên truyền và giáo dục định hướng cho lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)