Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 31 - 34)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2. Đặc điểm kinh tế

23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lị từ trước tới nay, từ xa xưa nghề chính của đa số dân số vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu, rau quả, chăn nuôi, đánh bắt cá, chế biến nông - lâm - khoáng sản..., trong đó chủ yếu là trồng lúa trên những cánh đồng, các chân ruộng ven đồi, ven suối, các cánh đồng hai bên sông Lô và trồng lúa nương.

Chợ Tam cờ của thị xã nằm cạnh cổng thành phía Tây thành nhà Mạc, được hình thành từ lâu đời, đây là trung tâm trao đổi buôn bán hàng hoá của thị xã, nhân dân trong tỉnh và với các tỉnh lân cận khác. Hàng hoá trao đổi rất đa dạng, phong phú, song chủ yếu vẫn là sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủ công nghiệp bản địa.

Trong nông nghiệp, sau năm 1975, Xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp của thị xã chỉ chiếm 17% diện tích đất, việc mở rộng diện tích đất canh tác hạn chế, đất có khả năng khai hoang phục hóa không đáng kể. Nhưng đối với thị xã Tuyên Quang, sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong nhưng ngành kinh tế hàng đầu đóng vai trò cơ sở cho các ngành kinh tế chung của thị xã. Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được đẩy mạnh phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

Từ năm 1986 đến 1991, kinh tế thị xã Tuyên Quang vẫn chủ yếu là phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với cả tỉnh, thị xã Tuyên Quang bước vào giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đây là giai đoạn khó khăn nhất của nhân dân thị xã, sự chuyển đổi về “quan điểm” trong phát triển kinh tế và thiên tai liên tục xảy ra, dẫn đến tình trạng đời sống của người dân thiếu lương thực và han hiếm hàng hoá tiêu dùng. Nhưng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã, đặc biệt là một số giải pháp đúng đắn trong giải quyết lương thực được đưa ra kịp thời, như vận động nhân dân tích cực khai hoang, phục hoá, cải tạo bãi bồi để sản xuất lương thực tại chỗ; đồng thời mở mang lưu thông hàng hoá, phát triển một số ngành nghề dịch vụ... vì thế đến năm 1989,

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị tổng sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 1,2 tỷ đồng, năm 1990 đạt 1,84 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân và gia đình chiếm chiếm 61% giá trị tổng sản lượng.[19, tr.3]

Để bảo đảm an ninh lương thực, thị xã đã đầu tư theo hướng chiều sâu trong sản xuất. Năm 1987, sản lượng lương thực đạt 3200 tấn; năng suất bình quân 6,3 tấn/ha. Năm 1988, Ban Thường vụ thị ủy ra Nghị quyết số 15- NQ/TU thực hiện nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoán sản phẩm đến hộ, khoán đơn giá và thanh toán gọn. Đến vụ mùa năm 1988 đã thực hiện ở tất cả các hợp tác xã trong toàn thị xã. Khoán 10 đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. So với năm 1987, Năm 1988 diện tích gieo trồng cây lương thực của thị xã tăng 167 ha; năng suất lúa đạt 7 tấn/ha, tăng 1,1 tấn/ha; sản lượng lương thực đạt 3.800 tấn, tăng 14%.[2, tr.300]

Trong quá trình sản xuất, quyền làm chủ của người lao động được phát huy, đã thực hiện phân phối bằng hiện vật và giá trị. Người lao động phấn khởi, chủ động mua sắm vật tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tháo gỡ vướng mắc về giá, xã viên nhận khoán được bán sản phẩm và được mua vật tư của Nhà nước theo giá kinh doanh. Trạm vật tư nông nghiệp tổng hợp, trạm thủy sản được thành lập để chủ động cung ứng vật tư nông nghiệp cho các hợp tác xã. Qua đó, sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nông dân cũng khai thác hiệu quả hơn về tiềm năng đất đai, nhờ vậy đời sống của người dân đã nhanh chóng ổn định.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, lĩnh vực lưu thông phân phối cũng từng bước khởi sắc, công tác nắm hàng, nắm tiền được tăng cường, thực hiện chủ trương xóa tình trạng “ngăn sông cấm chợ” chia cắt thị trường, đã tạo điều kiện giao thương hàng hóa giữa các địa phương, thu hút được nguồn lương thực thực phẩm. Ngành thương nghiệp tổ chức thu mua, bảo đảm nắm mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang; trên thực tế thị xã phải lo cung cấp hàng thiết yếu cho 5 vạn người. Tiến hành mở rộng hệ

25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống chợ, thương mại quốc doanh, tập thể, tư nhân bước đầu được sắp xếp lại. Thu ngân sách trên địa bàn thị xã lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ đồng.

Trong xây dựng cơ bản, thị xã tập trung xây dựng hệ thống cấp, điện nước, đường giao thông và các công trình thủy lợi. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường liên thôn, liên xã.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang có nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, trong đó nông - lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong giai đoạn này, do tình hình biên giới phía Bắc không ổn định, dẫn đến những khó khăn không nhỏ về kinh tế, chính trị, cùng với đó là thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đời sống người dân cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn. Song, cũng chính giai đoạn này, Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã Tuyên Quang một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết, không lui bước trước mọi gian khó, thông minh, sáng tạo trong vận dụng đường lối chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp bảo về Tổ quốc. Vì thế Đảng bộ đã từng bước lãnh đạo nhân dân phục hồi kinh tế, ổn định được đời sống cho nhân dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 31 - 34)