Quốc phòng an ninh trật tự an toàn xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 124 - 129)

6. Bố cục của luận văn

3.3.5. Quốc phòng an ninh trật tự an toàn xã hội

Thị xã thực hiện tốt việc xây dựng thế trận quốc phong toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có bản lĩnh chính trị và nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực hiện tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, chất lượng công dân nhập ngũ ngày càng được nâng lên; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ đảng viên, nhân dân và học sinh.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bổ xung và hoàn chỉnh các kế hoạch phương án tác chiến phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm

116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ khi có tình huống đột xuất xảy ra. Tổ chức xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ thị xã đã đi vào chiều sâu. Phòng chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Lực lượng thường trực được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ giữ chức vụ xã, phường, đội trưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Hàng năm tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập đạt kết quả khá giỏi. Lực lượng dự bị động viên được đăng ký và quản lý chặt chẽ đảm bảo biên chế được giao, thường xuyên kiểm tra, phúc tra và tổ chức huấn luyện theo quy định.

Trong những năm qua, thực hiện phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, lực lượng thường trực Ban chỉ huy quân sự thị xã tích cực thực hiện công tác huấn luyện về quân sự, chính trị, hậu cần-kỹ thuật. Ban chỉ huy quân sự thị xã luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng công tác huấn luyện là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Đến nay, quân số thường trực tham gia huấn luyện đạt 100%, chất lượng đạt 80-85% khá, giỏi.

Thị xã Tuyên Quang có 68 đầu mối dân quân, tự vệ; trong đó 13 đơn vị dân quân xã, phường, 55 đơn vị tự vệ cơ quan, trường học. Ban chỉ huy quân sự thị xã thực hiện công tác huấn luyện gắn với công tác dân vận, lực lượng dân quân, tự vệ của thị xã, đã tham gia khơi thông cống rãnh, phát quang đường, chăm sóc cây xanh tại các nhà bia tưởng niệm, sửa sang lại một số trạm y tế xã, phường… Theo kết quả kiểm tra của Ban chỉ huy quân sự thị xã, hầu hết các đơn vị đều có gần 100% quân số tham gia. Các năm tỷ lệ xếp loại khá, giỏi đạt 75 đến 85%.

Tính đến thời điểm 2008, thị xã Tuyên Quang đã có 43/68 đơn vị dân quân, tự vệ. Ban chỉ huy quân sự thị xã luôn kiểm tra sẵn sàng động viên của hai đơn vị trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn thị xã Đại đội Hữu tuyến điện

117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuộc Tiểu đoàn Thông tin và Đại đội Pháo phòng không - 37 thuộc Tiểu đoàn Pháo phòng không, kết quả đạt 100% kế hoạch. Ban chỉ huy quân sự thị xã cũng đang xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát lại quân số, đảm bảo cho công tác huấn luyện lực lượng dự bị động viên tại chỗ của các xã, phường vào tháng 7.

Trong công tác an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Thực hiện hiệu quả nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17-12-1998 của Bộ Chính trị (kháo VIII) về chiến lược an ninh quốc gia và nghị quyết hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, các nghị quyết của Chính phủ, các chương trình hành động của Tỉnh ủy về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Duy trì và xây dựng tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong năm 2008 đã xảy ra 187 vụ (2005 có 339 vụ) phạm pháp hình sự và liên quan đến hình sự (giảm 26 vụ so năm trước), trong đó phạm pháp hình sự 112 vụ, vi phạm hành chính 75 vụ; tai nạn giao thông xảy ra 11 vụ làm chết 11 người, bị thương 04 người (giảm 10 vụ so với năm trước); va quyệt giao thông xảy ra 45 vụ làm bị thương 69 người (giảm 12 vụ so với năm trước ). Kiểm tra tạm trú 1.179 lượt hộ, xử phạt 58 trường hợp vi phạm phạt tiền 5,04 triệu đồng. Kiểm tra 56 lượt điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá, xử phạt 01 trường hợp phạt tiền 500.000 đồng. Lập biên bản xử phạt theo Nghị định 146/NĐ-CP, xử phạt vi phạm 7.341 trường hợp phạt tiền 983,71 triệu đồng.[97, tr.7]

Với sự cố gắng của chính quyền và cơ quan anh ninh: đã chú trọng nắm tình hình an ninh chính trị, thường xuyên nắm tình hình an ninh nông thôn, chủ động giải quyết kịp thời những phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở; hàng năm thị xã cũng đã xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm túc chương trình quốc gia

118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng, chống tội phạm. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Lực lượng công an làm tốt vai trò lòng cốt, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được kiện toàn, kịp thời giải quyết các vụ việc sảy ra tại cơ sở.

Công an, Viện kiểm sát, tòa án nhân dân thị xã đã phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố xét xử đảm bảo đúng luật, không có vụ việc oan sai; đồng thời xác định những vụ án trọng điểm, tăng cường tổ chức xét xử lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác tuyên truyền pháp luật trong nhân dân.

Tình hình phạm pháp liên quan đến hình sự được kiềm chế; tăng cường công tác tuần tra; kiểm soát, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phát hiện xử lý 14200 trường hợp vi phạm luật giao thông, phạt tiền 1,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước.

Công tác tư pháp triển khai có hiệu quả nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Đã tổ chức 267 hội nghị với hơn 44.000 lượt người tham gia nhằm tuyên truyền giáo dục trên 30 Luật và Pháp lệnh mới ban hành. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân được quan tâm giải quyết. tỷ lệ giải quyết khiếu nại tố cáo đạt trên 83%, tỷ lệ hòa giải thành công đạt trên 70%..[97, tr.7]

Công tác cai nghiện: Báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, từ năm 1992 trở về trước, tình hình khai thác tự do vàng sa khoáng và các khoáng sản xảy ra khá phổ biến ở một số nơi trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng ngàn lao động tự do từ các nơi khác đến đây kiếm sống, gây nên tình hình phức tạp về trật tự xã hội, nhất là tệ nạn mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. ảnh

119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hưởng này đã làm cho số người nghiện ma túy trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Trước đây, người nghiện ma túy trên địa bàn chủ yếu là do hút thuốc phiện, nhưng những năm gần đây, những người nghiện ma túy hầu hết sử dụng hêrôin.

Các cấp các ngành, đặc biệt là các lực lượng chức năng thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm về ma túy, triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm mua bán, tàng trữ ma túy, vận chuyển, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thị; xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng phạm tội về ma túy.

Năm 2008 công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, quản lý đối tượng cai nghiệnđã phá 30 vụ án về ma tuý với 37 đối tượng (giảm 4 vụ so với năm 2007). Tổ chức xét nghiệm 1.134 lượt với 560 đối tượng nghi nghiện, phát hiện 50 đối tượng dương tính (đưa vào cai 42 đối tượng, truy tố 08 đối tượng); tính đến ngày 10-12-2008 tổng số đối tượng nghiện toàn thị là 492 người, tỷ lệ tái nghiện 10,33%. Phối hợp với Hội Phụ nữ thị xã làm thủ tục vay vốn giải quyết việc làm cho 81 hộ gia đình có chồng, con nghiện ma tuý với số tiền 758 triệu đồng và 01 người cai nghiện với số tiền 15 triệu đồng.[97, tr.6]

Những tồn tại trong công tác cai nghiện vẫn còn do việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng còn chậm; công tác xuất khẩu lao động đạt thấp. Đối tượng trốn cai nghiện giai đoạn I, II vẫn còn xảy ra, phát sinh thêm 19 đối tượng nghiện mới, 12 người cai nghiện ma tuý giai đoạn III sử dụng lại ma tuý.

Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng ta thấy nhiều xóm, tổ nhân dân phố không có quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá, việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hoá còn hạn chế. Công tác tìm hiểu, tuyên truyền về thị trường xuất khẩu lao động, lao động đi làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hiệu quả chưa cao; nhiều lao động muốn đi làm ở các nước có thu nhập cao nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn. Hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm từ thị đến

120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xã phường hiệu quả chưa cao, tiểu ban 138 ở các tổ xóm hoạt động chưa mạnh, công tác phối hợp chưa chặt chẽ; chưa giải quyết được nhiều việc làm cho số đối tượng nghiện ra tù, cai nghiện giai đoạn III và hoàn thành cai nghiện trở về địa phương.

Tuy nhiên việc thực hiện mô hình cai nghiện 3 giai đoạn ở thị xã Tuyên Quang có thể coi là đạt kết quả khả quan, có hiệu quả bước đầu góp phần hạn chế sự phát sinh người nghiện mới,Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho hay, tỷ lệ tái nghiện sau khi cai của thị xã Tuyên Quang từ năm 2002 đến nay luôn ở dưới mức 6%, riêng năm 2007 chỉ là 4,6%, 2008 là 6,05% [97, tr.8]. “Đó là tỷ lệ tái nghiện sau cai có thể nói là thấp nhất nước”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)