Thương mạ i dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 77 - 83)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thương mạ i dịch vụ du lịch

Các ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua có bước phát triển nhanh chóng, tạo lên cơ cấu kinh tế bền vững hơn, song ngành dịch vụ còn có quy mô nhỏ, trình độ chưa cao. Tính toán theo số liệu thống kê giá trị sản xuất khu vực dịch vụ năm 2005 (giá 1994) đạt hơn 550 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 là khoảng 13,6%/năm. Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng khu vực dịch vụ của thị xã. Dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại phát triển nhanh chóng.

Thương mại: Các chợ trung tâm của thị xã như chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trương Tiến, Ỷ La đã được nâng cấp; quy hoạch xây dựng các điểm

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ, buôn bán kinh doanh ở các xã. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Phan Thiết, trung tâm thương mại Tuyên Quang, siêu thị điện tử điện lạnh Vũ Công, khu ẩm thực Xuân Hoà, chợ đêm Tam Cờ… Năm 2005 có 70 doanh nghiệp, đến năm 2008 có 189 doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân hàng năm đạt 19%; giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 321% [24, tr.3]. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các chợ ở trên địa bàn, quản lý thu phí theo đúng quy định. Các cơ quan chức năng thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Đến 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đạt hơn 2.073 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23,8%/năm giai đoạn 2005 - 2008. Ngành thương nghiệp trong những năm qua phát triển được là nhờ sự đóng góp quan trọng của khu vực thương nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thị xã tính đến năm 2005 có gần 3.628 cơ sở sản xuất, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2001. Tổng số lao động tham gia hoạt động thương mại trên 6.800 lao động. [16, tr.231]

Mạng lưới thương nghiệp bán hàng chính sách xã hội ngày càng được cải thiện, tuy nhiên vai trò cung ứng đang được chuyển giao dần từ khu vực thương nghiệp quốc doanh sang khu vực thương nghiệp tư nhân. Tính đến năm 2005, trên địa bàn thị xã duy trì 30 điểm bán hàng chính sách xã hội, bảo đảm đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Đã đầu tư, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; xây dựng mới 3 chợ. Thị xã đã đầu tư nâng cấp, sắp xếp lại hoạt động để chợ Tam Cờ trở thành trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh, làm mới 5 chợ ở các xã; các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại.

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến năm 2005, thị xã có 152 doanh nghiệp và 3.585 hộ kinh doanh, tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2005 đạt 770 tỷ đồng. Năm 2006 thị xã đã xây dựng và thực hiện đề án phát triển thương mại và dịch vụ thị xã giai đoạn 2006 - 2010; tiếp tục đầu tư nâng cấp các chợ trên địa bàn thị xã. Thực hiện tốt công tác cấp giấy đăng ký kinh doanh và quản lý thị trường, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại Tuyên Quang, Phan Thiết, quy hoạch, xây dựng khu ẩm thực Xuân Hoà; tham gia các hội chợ trong nước và ngoài nước.

Những thành tựu đạt được đã có các biến đổi sâu sắc trong các lĩnh vực thương mại nội địa, hàng hoá được tự do lưu thông với nhiều thành phần kinh tế tham gia, do vậy thị xã huy động được tiềm năng cho phát triển ngành, tạo nên sự cạnh tranh sống động, giảm dần tình trạng độc quyền. Thương mại phát triển với tốc độ cao.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại trong nhưng năm gần đây đã được đầu tư phát triển, khắc phục được tình trạng xuống cấp trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi sang hoạt động cơ chế thị trường, với sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mạng lưới các trung tâm thương mại và hệ thống chợ đã tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và lưu thông hàng hoá. Các doanh nghiệp quốc doanh còn lại đã có sự chuyển đổi phương thức hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho phát triển thương mại còn nghèo nàn, do xa các trung tâm thương mại lớn. Khó khăn lớn trong việc liên kết với bên ngoài là những khó khăn và nguyên nhânlàm cho thị trường thương mại phát triển chậm.

Quản lý theo cơ chế thị trường còn rất mới, gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành. Nguồn hàng của địa phương không nhiều, nền kinh tế còn

71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhỏ, sức mua thấp cũng là nguyên nhân làm cho thương nghiệp thời gian qua chưa phát triển như mong muốn.

Du lịch: Tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Tuyên Quang khá phong phú. Thị xã có nhiều đền, chùa, di tích lịch sử đồng thời có cảnh quan sinh thái đẹp là những cơ sở để phát triển du lịch. Thị xã còn có các sản phẩm văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những lễ hội của các dân tộc ít người trên địa bàn đến nay vẫn còn được bảo tồn, đây là những điểm nhấn cho du lịch thị xã.

Hiện nay thị xã đã có các điểm du lịch đang được khai thác như di tích thành nhà Mạc, hệ thống đền (15 đền), chùa (3 chùa) như đền Hạ, đền Thượng, đền Cảnh Sanh, đền Mỏ Than, chùa An Vinh, chùa Hang, chùa Linh Thông tự… là những điểm phát triển du lịch tâm linh. Cảnh quan thị xã bên sông Lô và núi thấp như núi Thổ Sơn, núi Dùm để phát triển du lịch sinh thái. Một số làng nghề thủ công như đan bện chổi chít, chắp nứa, sơn mài, mây, giang, đan… Du lịch làng nghề và phong tục địa phương được gắn kết, phát triển.

72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Được sự quan tâm của tỉnh, thị xã tiến hành quy hoạch và xây dựng hồ Công Viên, vườn hoa đường Chiến

Thắng Sông Lô, tạo điểm vui chơi giải trí cho nhân dân. Di tích lịch sử thành nhà Mạc, di tích lịch sử văn hoá đền Hạ và các đền, chùa được gìn giữ, tôn tạo. Huy động hàng nghìn lao động công ích, lao động xã hội và hàng trăm triệu đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để mở đường lên núi Dùm - Cổng Trời, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch sinh thái. Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn trong phạm vi dự kiến mở rộng thị xã hiện tại đang được đầu tư khai thác để trở thành khu vực du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng trọng điểm chiến lược phát triển du lịch dịch vụ của tỉnh. Qua đó ngày càng thu hút được nhiều du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan.

Từ xác định phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp đi đôi với phát triển du lịch - dịch vụ, cấp uỷ đảng, chính quyền thị xã đã triển khai nhiều cơ chế chính sách để thu hút các nhà đầu tư. Một trong những dự án dịch vụ - du lịch đang được triển khai năm 2008, đó là dự án khu du lịch dịch vụ Hồ Nông Tiến, với quy mô dự án được UBND tỉnh phê duyệt có diện tích trên 4,8 ha, nằm trên khu vực các xóm 10-11-12 thuộc xã Nông Tiến. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư gần 17 tỷ đồng. Khu du lịch - dịch vụ Nông Tiến đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho từ 300 đến 400 lao động.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã xây dựng hành động và chỉ đạo xây dựng các đề án phát triển du lịch - dịch vụ thương mại, đề án quản lý các hoạt động du lịch hoạt động văn hoá tâm linh, khôi phục lễ hội Đền Hạ từ năm 2006, tổ chức hội đua thuyền trên sông Lô, hội chọi trâu… mở các điểm dịch vụ phục vụ du khách đến thăm quan tại các di tích lịch sử - văn hoá; khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng để đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quảng bá

Khai mạc Tuần Văn hoá - Du lịch Tuyên Quang 2006

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch của thị xã, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ.

Thị xã đã tập trung quy hoạch các điểm, các khu du lịch - dịch vụ như khu du lịch sinh thái Núi Dùm- Cổng Trời thuộc xã Tràng Đà và xã Nông Tiến, dự án phát triển khu du lịch vui chơi giải trí Soi Lâm, xã Hưng Thành, phát triển du lịch dịch vụ trên sông Lô giai đoạn 2007-2010, các loại hình phục vụ du lịch phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ gia đình đã đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao, 5 sao. Thị xã đã thành lập khu ẩm thực Xuân Hoà, tổ chức các hội thi thu hút đông đảo hộ gia đình tham gia. Tính đến hết năm 2007 thị xã đã có 855 hộ tham gia các hoạt động du lịch dịch vụ, doanh thu đạt gần 42 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 2.000 lao động - Số lượng khách du lịch đến thị xã tăng hàng năm trên 10%. Trong đó năm 2007 có trên 230 nghìn lượt khách, chiếm 55% số khách du lịch toàn tỉnh. Năm 2008 đã thu hút trên 250.000 lượt khách du lịch. Đến nay, thị xã có 7 khách sạn, 39 nhà nghỉ và 27 nhà hàng phục vụ nhu cầu khách hàng đến thăm quan du lịch trên địa bàn. [22, tr.31]

Tuy nhiên, ngành du lịch của thị xã vẫn còn những khó khăn hạn chế nhất định: cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển du lịch và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của thị xã. Phần lớn số hộ dân có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vì thế nhận thức của người dân về phát triển du lịch chưa sâu sắc. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của thị xã còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch. Chưa có doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành. Cơ sở vật chất như khách sạn nhà hàng, điểm thu hút và lưu giữ khách chưa được chú ý đầu tư. Công tác xã hội hoá du lịch còn hạn chế, chưa xây dựng các mô hình phát triển du lịch tại gia đình, tổ xóm, chưa có cơ sở phục vụ mua bán sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch… Thị xã chưa cụ thể

74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá cơ chế chính sách khuyến khích du lịch, do vậy chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)