Củng cố an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 57 - 64)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Củng cố an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chính quyền thị xã quan tâm chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Thực hiện chỉ thị 23 và 25 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ anh ninh chính trị nội bộ, chống diễn biến hòa bình; Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 141, Nghị quyết 05, 06 của Chính phủ, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, thị xã tập trung chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu; chống tệ nạn xã hội; truy quét các ổ nhóm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Trong 5 năm, thị xã đã huy động nhân dân đóng góp cho quỹ anh ninh, quốc phòng 180 triệu đồng. Tổng kết thực hiện Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Công an thị xã và công an phường Minh Xuân được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen. [94, tr.8]

Chủ động xây dựng phương án A2, phương án phòng thủ khu vực, chống gây rối bạo loạn, thường xuyên củng cố lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Năm 1992, tổ chức hội thao, hội diễn quân sự cơ sở, diễn tập thực binh cấp thị và một số xã, phường, tổng kết 10 năm công tác động viên quân đội, 3 năm công tác xây dựng khu vực phòng thủ. Năm 1993, thị xã tổ chức diễn tập thực binh các xã, phường còn lại, tham gia diễn tập toàn quân - 93, huấn luyện dân quân tự vệ các năm đạt 100%

Thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 1996 của Bộ chính trị, từ năm 1997 Thị ủy đã tích cực chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy, thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma túy, coi trọng công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình truyền hình truyền thanh, tuyên truyền miệng về tác hại nguy hiểm của ma túy, có 1.005 cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, xóm, tổ nhân dân học tập và ký cam kết tham gia phòng, chống ma túy. Phát hiện và bắt khởi tố 118 vụ với 184 bị can phạm tội về ma túy. Cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo lực lượng công an, các cơ quan đoàn thể tổ chức cai nghiện cho 2.351 lượt người nghiện ma túy. Thực hiện quy chế tạm thời về cai nghiện ma túy của ủy ban nhân dân tỉnh, theo đó thiết lập quy trình cai nghiện

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 giai đoạn. Đến năm 2000 đã có 242 người cai xong giai đoạn 2 và 45 người hoàn thành quy trình cai nghiện 3 giai đoạn. [2, tr.342]

Cấp ủy chính quyền các xã, phường huy động lực lượng tổng hợp: công an xã phường, bảo vệ dân phố, dân quân, tự vệ, cán bộ y tế, cán bộ mặt trận tổ quốc và các đoàn thể làm công tác quản lý cai nghiện. Đầu tư xây dựng mỗi phường xã một nhà cai nghiện ma túy cộng đồng và xây dựng 6 ngôi nhà cấp 4, cải tạo đường điện chiếu sáng, lắp đường nước máy, xây bể chứa nước cho “Công trường 06” (tên của công trường đặt theo chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 1996 của Bộ chính trị (khóa VIII) về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy).

Công tác phòng, chống tệ nạn ma túy đạt được kết quả rất lớn là đẩy lùi tệ nạn ma túy, tổ chức cai dứt điểm cho hàng trăm người mắc nghiện, góp phần quan trọng giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn. Mô hình cai nghiện ma túy 3 giai đoạn là một mô hình thành công, đã có nhiều địa phương tham khảo, áp dụng.

Cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng lực lượng công an xã phường, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp vững mạnh. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng luật. Quan tâm công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch. Xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Hoàn thành tốt công tác tuyển quân hàng năm. Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên vững mạnh. Duy trì tốt chế độ thường trực chiến đấu, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, diễn tập khu vực phòng thủ cấp thị đạt khá.

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 1991 đến năm 2000, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, với ý trí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV và XVI đề ra; đã từng bước khắc phục mọi khó khăn, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, tiến tới thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau 10 năm, các doanh nghiệp có bước phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 11,3%. Cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp Nhà nước, một số doanh nghiệp cổ phần năng động sản xuất có hướng phát triển tốt, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Công nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành nghề được củng cố, phát triển. Giá trị sản xuất năm 2000 tăng 65,4% so với năm 1996, giải quyết việc làm cho trên 3.000 hộ gia đình, tập trung vào các ngành nghề: cơ khí, xây dựng, may mặc, đan cót, làm chổi chít. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng, hoàn thành việc “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch kiến thiết đồng ruộng ở 4 xã. Đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,6 lần, nâng cao được giá trị gieo trồng trên từng diện tích. Bước đầu hình thành vùng cây ăn quả nhãn, na, vải, hồng. Thị xã hằng năm thu ngân sách hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, năm 2000 đạt trên 31 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 1996. Thị xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ năm 1992, năm 1995 được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, năm 1999 có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2000 có 100% các trường được xây nhà cấp 4 trở lên, trong đó có 7 trường xây nhà 2 tầng; đồng thời làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, triển khai tích cực phương thức “một hội đồng, hai nhiệm vụ” tiến tới phổ cập trung học. Thị xã Tuyên Quang vẫn giữ

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vững được việc cai nghiện ma tuý theo quy trình 3 giai đoạn; thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo năm 1996 là 8,47%, năm 2000 hộ nghèo chỉ còn 0,55% [28, tr.10]. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng và đạt được kết quả tốt.

Việc chăm lo toàn diện các mặt văn hóa - xã hội; đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện và từng bước nâng lên; quốc phòng được củng cố, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả; nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn khởi tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, qua đó mối liên hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng được tăng cường... Đó là những chuyển biến cơ bản, là tiền đề tạo điều kiện cho thị xã phát triển vào thời gian tới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn nhiều khuyết điểm và hạn chế: chưa khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng về đất đai, nguồn nước, lao động, vốn để phát triển nông nghiệp. Công nghiệp phát triển chậm, công nghệ và máy móc, thiết bị lạc hậu; công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu. Khả năng tiếp thị, cạnh tranh của thương nghiệp quốc doanh, công tác quản lý thị trường, xuất khẩu, công tác quản lý tài chính còn nhiều mặt hạn chế. Việc củng cố, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế đối ngoại còn chậm. Khoa học công nghệ chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển sản xuất. Chất lượng dạy và học của các trường phổ thông, trường dạy nghề còn thấp; việc khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống các dân tộc, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá còn nhiều yếu kém. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn hạn chế; lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo chưa giải quyết một cách bền vững. Công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh tiến hành chưa toàn diện, rộng khắp; việc nắm và giải quyết tình hình ở cơ sở có việc chưa kịp

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thời. Bộ máy chính quyền các cấp chưa thực sự năng động trong điều hành công việc; cải cách thủ tục hành chính chậm. Nội dung, phương pháp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chậm đổi mới. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế như trong bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; trong xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp uỷ, trong quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên, trong công tác cán bộ và công tác kiểm tra.

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008

3.1. Tình hình chính trị

Bước vào thế kỉ XXI, nước ta đứng trước những thời cơ lớn, song cũng phải đối diện với không ít thách thức. Sau 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường; còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần sáng tạo và cần mẫn trong lao động sản xuất. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và xu hướng tích cực của thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “Diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. [3,Tr. 334]

Mặc dù vậy, Qua gần một thập kỉ xây dựng và đổi mới, với Nghị quyết đề ra từ Đại hội Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XVI (tháng 11 - 2000), Đại hội: “Dân chủ - đoàn kết - đổi mới - phát triển”; Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Tập trung mọi nguồn lực, phát huy nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ , du lịch - nông, lâm nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thị xã Tuyên Quang văn minh, giàu đẹp. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 đến 2005, cùng với những tiềm năng, lợi thế và truyền thống quý báu ngày càng được củng cố, tiếp tục phát huy đã tạo điều kiện để Đại hội Đảng bộ thị xã Tuyên Quang

55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lần thứ XVII ( tháng 12 - 2005) đề ra những biện pháp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III theo hướng tiến lên thành phố.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang với quyết tâm đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, đột phá để phát triển. Tiến hành tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc. Kết quả đã đạt được những thành tựu trong kinh tế - tăng trưởng đều qua các năm, thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Quốc phòng an ninh được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 57 - 64)