Thực hiện chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 117 - 121)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", tỏ lòng "hiếu nghĩa bác ái" với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Chính quyền thị xã đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách ưu đãi người có công. Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội. Trong công tác "đền ơn đáp nghĩa", các xã, phường làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ. Đến 2008 đã giúp đỡ 160 hộ gia đình chính sách làm nhà cửa, sửa chữa nhà ở, vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” được 842 triệu đồng, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” được 778 triệu đồng, không có gia đình chính sách thuộc hộ nghèo.

109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện chi trả đầy đủ, đúng kì hạn chế độ lương, các khoản phụ cấp cho các đối tượng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với nước được thực hiện theo đúng chế độ. Riêng năm 2008 đã tổ chức trao 2.770 xuất quà trị giá 236,56 triệu đồng cho các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày 27/7; 34 xuất quà của tỉnh cho cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công với cách mạng nhân ngày 2/9 với số tiền 3,92 triệu đồng; trao tiền hỗ trợ cải thiện về nhà ở cho 33 cán bộ tiền khởi nghĩa với số tiền 825 triệu đồng. Phát động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 203,3 triệu đồng, Quỹ Vì người nghèo 201,4 triệu đồng. Hỗ trợ làm nhà ở bằng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh và thị xã cho 26 gia đình chính sách, người có công với số tiền 170 triệu đồng; hỗ trợ 10 hộ nghèo làm nhà với số tiền 80 triệu đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 951 đối tượng chính sách. [96, tr.5]

Về công tác xoá đói giảm nghèo: Nhìn chung trong những năm qua, dưới sự cố gắng của chính quyền địa phương và người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của thị xã Tuyên Quang đã đạt được những kết quả tốt; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo (theo quyết định 1143/2000/QĐ-LĐXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001- 2005 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) đã giảm từ 12,5% năm 2005 xuống còn 2,5% vào cuối năm 2005, đến năm 2008 giảm xống dưới 2%, không có hộ chính sách nghèo.

Được sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền và nhân dân, nên chương trình xóa đói giảm nghèo của thị xã đã huy động được nhiều nguồn nhân lực tham gia. Sự tham gia của cộng đồng cùng nỗ lực của các hộ nghèo đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của chương trình mà nổi bật là chương trình làm nhà cho hộ nghèo. Hiện Tuyên Quang là một trong ba tỉnh đầu tiên đi đầu cả nước được ủy ban Trung ương Mặt trận tổ

110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quốc Việt Nam công nhận đã hoàn thành chương trình xóa nhà giột nát cho hộ nghèo.

Thị xã đã thực hiện đề án giải quyết việc làm gắn với chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; giúp đỡ 278 hộ nghèo, 160 hộ gia đình chính sách làm nhà, sửa chữa nhà, vay vốn phát triển sản xuất, tổ chức rà soát, tư vấn người lao động tham gia xuất khẩu lao động; vận động ủng hộ, sử dụng hiệu quả Quỹ vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Từ năm 2005 đến 2007, đã xoá được 359 hộ nghèo.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tỉnh Tuyên Quang tiến hành rà soát hiện trạng nghèo trên địa bàn toàn tỉnh năm 2006 theo chuẩn nghèo mới quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả (Bảng 3.6.) cho thấy: trong tổng số 14.714 hộ gia đình được điều tra trên địa bàn thi xã có 711 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 4,83%. Hộ nghèo chủ yếu ở những vùng ngoại thị.

Bảng 3.6. Thực trạng hộ nghèo thị xã Tuyên Quang năm 2006

Huyện, thị xã Số hộ gia đình Hộ nghèo Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Tỷ lệ % Thành thị Nông thôn Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % TXTQ 14714 7070 7644 711 4,83 208 1,41 503 3,42 Toàn tỉnh 155585 16786 138799 55447 35,64 984 0,63 54463 35,01 [100, tr.52] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, do nhận thức của người nghèo còn hạn chế, có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, vào sự giúp đỡ của cộng đồng, bằng lòng với cuộc sống hiện tại chưa tích cực vươn lên thoát nghèo; một số hộ còn lười lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất, còn nhiều hủ tục gây lãng phí trong sinh hoạt; trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội,

111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đông con… do thiếu vốn sản xuất, thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất; trong gia đình có người tàn tật, ốm đau thường xuyên hoặc do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn…

Thị xã đã tập trung sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền, coi giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện giảm nghèo gắn với làm giàu, nâng cao nhận thức của người nghèo tự vươn lên để có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách để đạt được mục tiêu giảm nghèo.

Hội Phụ nữ thị xã Tuyên Quang là một trong những đơn vị điển hình trong công tác xoá đói giảm nghèo. Năm 2005, đã giúp 1.337 lượt hội viên vay hơn 9 tỷ đồng vốn, xây dựng được 600 mô hình phát triển kinh tế gia đình, trong đó có 208 mô hình thủ công nghiệp, 174 mô hình dịch vụ tổng hợp, 40 trang trại vườn đồi, 32 mô hình cánh đồng đạt giá trị canh tác 50 triệu đồng/ha/năm.

Những cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo của thị xã: Đến hết năm 2007, thị xã không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách; các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ để có nhà ở bền, chắc; các hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo nghề. Nhờ đó mà thị xã đã đạt được kết quả giảm tỷ lệ nghèo từ 10,23% năm 2006 xuống còn 4,36% năm 2008 [97, tr.8].

Bảng 3.7. Tổng hợp tăng giảm hộ nghèo thị xã giai đoạn 2006 – 2008.

Năm Tổng số hộ Tổng số khẩu (TB) Tổng số hộ nghèo Tổng số nhân khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2006 22434 87393 2296 6234 10,23 2007 23028 78518 1369 4886 5,94 2008 23046 92371 1020 3423 4,36 [60],[61],[62]

112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đạt được kết quả như trên là nhờ tăng trưởng kinh tế khá cao cùng với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; làm tốt công tác truyền thông, nâng cao dân trí; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người nghèo.

Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện tốt hơn các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện về vốn qua các hình thức tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; động viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho người nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp người nghèo. Xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo.

Trong tiến trình đô thị hóa ở thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang 2010), sự phân hóa cư dân đô thị là điều không thể tránh được. Việc mở rộng đô thị ra vùng phụ cận, trong khi các vùng đó hầu như làm kinh tế nông nghiệp, số hộ nghèo sẽ tăng lên, người nông dân còn chịu thiệt một cách trực tiếp trong quá trình công nghiệp hóa. Trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế ngày nay, người nghèo có thể cố gắng vừa thoát nghèo trong giai đoạn này, nhưng lại rơi ngay vào khung chuẩn nghèo của giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)