6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Đặc điểm xã hội
Dân số trên địa bàn thị xã tính đến năm 1991, với diện tích tự nhiên 40,90 km2, dân số trung bình 50.680 người, trong đó dân số trung bình thuộc khu vực thành thị 25.325 người, số người trong độ tuổi lao động 27.571 người. Có 18 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu, Pà Thẻn… Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế Quốc Mỹ, thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc. Sau hòa bình thống nhất đất nước (1975), thị xã Tuyên Quang trở thành vùng kinh tế mới, nhiều bộ đội từ chiến trường miền Nam và cán bộ, nhân dân từ các tỉnh miền xuôi, miền ngược về định cư, xây dựng thị xã Tuyên Quang..., vì thế đã tạo ra sự giao lưu
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn hoá giữa các dân tộc, các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc thị xã Tuyên Quang. [9, tr.31-35]
Về tôn giáo tín ngưỡng: thị xã có hai tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo và Phật giáo, cùng đó là tục thờ cúng tổ tiên. Trước năm 1991, đạo Phật vẫn chưa được tổ chức và phát triển mạnh, hệ thống đền chùa đa dạng phong phú nhưng chưa được quan tâm tôn tạo. Theo truyền thống người dân vẫn thờ Phật kết hợp với thờ tổ tiên. Dần dần do điều kiện kinh tế văn hoá phát triển, đời sống tín ngưỡng, tâm linh lại được chú trọng. Còn Đạo Thiên chúa được du nhập từ thời Pháp thuộc vẫn được duy trì và phát triển ở trong các họ đạo trong một bộ phận dân cư. Ngoài ra, do đặc thù có nhiều dân tộc cùng cộng sinh trên địa bàn, mỗi dân tộc lại thể hiện nếp sống văn hoá tâm linh khác nhau theo bản sắc của mình .
Giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ. Những kết quả ban đầu được thể hiện ở việc từng bước đa dạng hoá loại hình giáo dục, đào tạo, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển, thị xã mở thêm lớp 10 hệ B, thu hút được 240 học sinh. Năm 1988 - 1989 có 10.733 học sinh các cấp, xây mới 13 phòng học. Công tác giáo dục đã có bước chuyển biến trong nâng cao chất lượng dậy và học. Đội ngũ thầy cô giáo được chuẩn hóa. Đến năm 1990, thị xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Sau nhiều cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 1990, thị xã đã có đủ phòng học, không còn tình trạng học sinh phải học ca ba. [2, tr.304]
Thực hiện chủ trương thầy thuốc và thuốc gần dân, ngành y tế sắp xếp lại lực lượng y tế và phương thức phục vụ, tăng cường y tế cơ sở; làm tốt công tác phòng dịch, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện 6 chương trình y tế quốc gia. Tiêm chủng mở rộng phòng 6 loại bệnh ở trẻ em đạt 90%. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số duy trì ở mức dưới 1,5%. Chất lượng hoạt động của các trạm y tế cơ sở được nâng cao, làm tốt công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác văn - hóa thông tin có nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, phối hợp tổ chức tốt các ngày lễ lớn; hệ thống phát thanh mở rộng đến các xã ngoại thị; đa dạng dịch vụ văn hóa; hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại; ngăn chặn và xử lý kịp thời văn hóa phẩm có nội dung xấu. .
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức thiết, được đảng bộ thị xã quan tâm thực hiện. Hướng giải quyết việc làm là tập trung phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Từ 1987 đến 1989, đã giải quyết việc làm cho 1.166 người [2, tr.305]. Tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế, thị xã vẫn thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với gia đình người có công với nước.
Tình hình an ninh được đảm bảo, tiến hành đồng bộ các biện pháp chỉ đạo và tấn công tội phạm hình sự, tăng cường quản lý hành chính, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Đã thành lập trung đội an ninh quốc phòng, tập trung chỉ đạo truy quét, triệt phá các ổ nhóm buôn bán, sử dụng ma túy, lưu manh, cờ bạc, mại dâm. Tổ chức cai nghiện ma túy, ngăn chặn có hiệu quả các vụ tổ chức vượt biên trái phép, hoạt động mê tín dị đoan, loan truyền tài liệu trái phép.
Để thực hiện chiến tranh nhân dân, thị xã Tuyên Quang thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành củng cố tổ chức dân quân tự vệ, lực lượng động viên, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ thị xã, xây dựng kế hoạch chống gây rối, bạo loạn, thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự. Toàn thị có 82 đơn vị dân quân, tự vệ được củng cố và ổn định tổ chức, biên chế, bố trí đủ cán bộ, trang bị đủ vũ khí. Tỷ lệ dân quân, tự vệ chiếm 7,77% dân số. Đã tổ chức đại đội dân quân tự vệ lên tuyến một phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, vận động nhân dân góp tiền, lương thực tặng chiến sĩ biên giới. [2, tr.306]
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, thời kỳ trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của cả tỉnh Hà Tuyên, trung tâm đầu mối cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng cho cả một khu vực hành chính rộng lớn.
Trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã đạt được thành tích bước đầu trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc thị xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết thành công các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách; từng bước đổi mới cách nghĩ, cách làm tạo chuyển biến tích cực về kinh tế ở địa phương. Các hoạt động kinh tế của thị xã bước đầu chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường; năng lực sản xuất từng bước được giải phóng và phát huy hiệu quả.
Nét nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp của thị xã là phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ, từng bước phá thế độc canh, phấn đấu tự cân đối lương thực trên địa bàn. Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế gia đình đa dạng, năng động hơn. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Quốc phòng an ninh được củng cố, tăng cường.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa nhiều, chưa vững chắc và mới là chuyển biến bước đầu, Thị xã và cả tỉnh Hà Tuyên vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Nền kinh tế của địa phương vẫn chưa tạo ra bước ngoặt, chưa đủ điều kiện để ổn định, đời sống của một số cán bộ, nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn ven thị xã. Những mất cân đối về ngân sách, xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường, vốn đầu tư còn thiếu thốn, khó khăn; nền sản xuất còn yếu kém, văn hóa xã hội có mặt còn xuống cấp, an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp.
29
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tách tỉnh (năm 1991)
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, nhiều đảng cộng sản không còn nắm được chính quyền. Chủ nghĩa đế quốc cấu kết với các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tiến công hòng xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến trình đổi mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến ngày 27- 6 - 1991 tại Hà Nội. Với chủ đề Đại hội của trí tuệ - đổi mới- dân chủ - kỷ cương - đoàn kết, Đại hội đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991,tr.60.)
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 12-8-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, công tác chia tách tỉnh được thực hiện khẩn trương. Trong một thời gian ngắn, các ngành các đơn vị trong tỉnh đã thực hiện xong việc chia tách. Cuối tháng 9-1991, việc chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Từ ngày 1-10-1991, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, thị xã Tuyên Quang trở lại là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Tuyên Quang.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thị xã Tuyên Quang có thuận lợi cơ bản là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết; tình hình chính trị - xã hội - ổn định. Thị xã có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tiềm năng đất đai trong phát triển nông - lâm nghiệp còn nhiều. Giao thông đường bộ, đường sông khá thuận lợi. Thị xã có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp, là tiềm năng cho các ngành du lịch phát triển. Tiềm năng về công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm và khoáng sản khá phong phú.
Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của một tỉnh nghèo, không ít khó khăn: kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất còn thấp kém và mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa phát triển; thu nhập bình quân đầu người còn thấp xa so với mức bình quân của cả nước. Lưu thông chưa phục vụ tốt yêu cầu thúc đẩy sản xuất hàng hoá; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường còn lúng túng.
Sau năm năm thực hiện đổi mới, cho đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã có những thay đổi trên các lĩnh vực chủ yếu. Nền kinh tế có chuyển biến tiến bộ, đời sống nhân dân có mặt được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy còn nhiều phức tạp nhưng đã giữ vững được ổn định. Nhân dân trong thị xã và toàn tỉnh luôn phát huy quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, giữ vững khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Tuy nhiên thị xã vẫn chưa đạt được những chuyển biến tích cực trong việc đưa nền kinh tế từ tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa; chậm đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất; đời sống của đồng bào các dân tộc còn thấp kém; kỷ cương xã hội bị buông lỏng, tiêu cực và tệ nạn xã hội còn nhiều, công bằng xã hội chưa được đảm bảo.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giai đoạn từ 1991 đến 2000, Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã với đường lối được đề ra từ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1991 - 1995); lần thứ XV (nhiệm kỳ 1996 - 2000) nhân dân thị xã kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII của Đảng: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000", vượt qua khó khăn, trở ngại, từng bước vươn lên dành được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.
Trên tinh thần: “Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách để ổn định và đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động tại chỗ. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp chế biến - dịch vụ; kết hợp các đơn vị kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ thống nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Làm chuyển biến một bước quan trong nền kinh tế từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp diện hộ gia đình nghèo”. [34, tr.45]
Cho đến năm 1996 trở đi, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá; các vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm giải quyết có hiệu quả; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Đời sống nhân dân các dân tộc trong thị xã ổn định và cải thiện một bước. Niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước không ngừng được nâng lên. Những thành tựu trong thời gian từ 1992 đến 1996 là to lớn và quan trọng, đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống các tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện; tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh” [32, tr.78]
Đến năm 2000, kinh tế thị xã đã tăng trưởng đều, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Tốc độ xây dựng và kiến thiết đô thị được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc phòng an ninh được giữ
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả. Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là cơ sở cho việc từng bước xây dựng thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010. Những thành tựu và đóng góp trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước của thị xã Tuyên Quang đã được ghi nhận bằng việc Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho thị xã Tuyên Quang, ngày 28 - 4 - 2000. [2, tr.349] (Thị