Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 65 - 66)

II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam

4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam

4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn

còn hạn chế.

Quản lý rủi ro trong hoạt dộng BHNN được coi là hoạt động khó nhất trong chiến lược phát triển TT BH tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này. BHNN chưa phát triển được một phần là do hiện nay chưa có một phương pháp đánh giá nào chính xác giúp DN BH đánh giá rủi ro và phân định thiệt hại một cách khách quan. Muốn BH được một sản phẩm thì nhà BH phải quản lý được rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, ngoài việc tác động của thời tiết thì phụ thuộc rất nhiều ở người chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể: nuôi trâu bò phải có quy mô và theo các quy trình khoa học, được tiêm phòng. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo một quy trình nào cả, thả rông trên núi, không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn uống theo định lượng…thì DN không thể quản lý được. Do đặc thù của ngành, BH trong nông nghiệp không thể BH tràn lan mà phải có điều kiện: đảm bảo cho DN BH không thua lỗ, nông dân khi bị mất mùa, thiên tai... được bảo hộ một cách xứng đáng. Tuy nhiên, cái khó là nông dân sản xuất manh mún, thực hiện quy trình canh tác không đúng và rủi ro chính là do nông dân tạo ra, nếu hỏng bắt đền ai kiểm soát được, ai giám sát quy trình kỹ thuật, ai đánh giá thiệt hại? Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho DN BH.

Do vậy, cần chuẩn bị các điều kiện, quy định rõ đối tượng nào được BH, sản xuất gì, sản xuất hàng hoá lớn, đúng quy trình kỹ thuật. về giám sát, kiểm tra minh bạch về tài chính, chế tài xử phạt khi nông dân vi phạm? Nếu DN và nông dân không đảm bảo lợi ích ngang nhau bằng luật pháp thì khi xảy ra rủi ro xử lý rất khó.

BHNN còn bị chi phối bởi sự khác biệt về mặt địa hình: nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình chênh lệch cao thường ít xảy ra thiên tai, tai nạn nên nhu cầu BH thấp và ngược lại, chỉ có nơi thường gặp thiên tai, tai nạn thì rất cần có BH.

Thêm vào đó, nghiệp vụ BH bị chi phối bởi các kỹ thuật BH. Trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, các kỹ thuật BH của DN gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động triển khai:

-Thứ nhất, không BH thảm họa và BH tổn thất thiệt hại khi phải thực hiện mệnh lệnh của chính quyền địa phương vì vậy việc tiêu hủy gia súc, gia cầm, cây trồng khi phát sinh dịch thì thiệt hại do tiêu hủy thuộc nguồn vốn ngân sách tài trợ.

-Thứ hai, tổn thất trong sản xuất nông nghiệp có thể là tổng hợp của nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một mùa vụ nuôi trồng: hạn hán, sâu bệnh, giá rét, gió nóng, ngập úng… không thể xác định được mỗi rủi ro gây thiệt hại tổn thất là bao nhiêu. Vì vậy BHNN phải là BH mọi rủi ro.

-Thứ ba, DN BH muốn chấp nhận BH thì phải xác định được rủi ro và quản lý được rủi ro. Những trường hợp cố ý hay không tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp gây ra tổn thật thì thuộc về loại trừ BH. Ví dụ: trâu bò chết trên núi hoặc đang cày bị chết do kiệt sức, tiêm thuốc không đúng hoặc quá liều, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng…

Như vậy, với cách chăn nuôi và trồng trọt manh mún hiện nay thì DN rõ ràng là không mặn mà với BHNN. Ngược lại, đã có một số sản phẩm BH thì người dân cũng không đủ điều kiện để tham gia. Đấy là chưa nói đến do tính rủi ro cao, quản lý khó nên phí BHNN thường rất cao mà với mức sống hiện nay của nông dân Việt Nam khó mà kham nổi. Ví dụ, con trâu trị giá 10 triệu đồng nhưng phí BH hàng năm phải đóng là 2 triệu đồng thì người nông dân có thể gánh chịu được không?

DN kinh doanh BH muốn thành công, ngoài định hướng chiến lược đúng đắn còn phải quản lý được mức độ rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, bên cạnh yếu tố chuồng trại, kỹ thuật... thì vấn đề thời tiết cũng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây, con. Điều đáng nói là khi cây trồng, vật nuôi đã được BH, sự khắc nghiệt này không còn là nỗi lo với nông dân, khiến họ lơ là trong việc bảo quản, chăm sóc tài sản của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)