Tổng công ty BH Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 44 - 46)

II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam

2.1.1Tổng công ty BH Việt Nam

2. Các yếu tố cấu thành thị trường

2.1.1Tổng công ty BH Việt Nam

Theo thống kê của Vụ BH (Bộ Tài chính), mặc dù được triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước do tập đoàn Bảo Việt thực hiện, song đến nay tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích cây trồng và số vật nuôi. Năm 1983 Tập đoàn Bảo Việt đã mở rộng dịch vụ tới 26 tỉnh, nhận BH cho 200.000 ha lúa, nhưng sau 15 năm hoạt động, đến năm 1999 phải bỏ cuộc vì không có lãi (thu phí được 13 tỷ đồng nhưng phải bồi thường 14,4 tỷ đồng). Các dịch vụ BHNN khác cũng trong tình trạng tương tự và nay đã thu hẹp hoạt động. Ngay cả Phòng BH nông nghiệp của Tập đoàn cũng phải sát nhập vào Phòng BH xe cơ giới.

Trong thời gian gần đây, Bảo Việt có tiến hành BH cây cao su, bạch đàn, vật nuôi( bò sữa), nhưng tổn thất quá lớn, hiệu quả đem lại còn thấp.

- Chương trình bảo hiểm cây lúa

Từ năm 1982, chương trình thí điểm đầu tiên tại huyện Vụ Bản và Nam Ninh nhưng chỉ được duy trì trong 2 năm. Nguyên nhân thất bại là do tổn thất lớn, số tiền bồi thường không đủ bù đắp thiệt hại cho người nông dân.

Bảng 3: Bảo hiểm cây lúa của Bảo Việt (1982-1983)

Năm Tỉnh Phí BH Bồi thường Tỷ lệ tổn thất

1982 Nam Định 556.000đ 464.000đ 83.5%

1983 Nam Định 790.000đ 300.000đ 37.9%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá về BH nông nghiệp Việt Nam)

Sau đó, từ năm 1993, BH mùa màng được triển khai tới 12 tỉnh trong cả nước ( An Giang, Bình Đinh, Bình Thuận, Bắc Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long). Tuy nhiên tổng diện tích BH chỉ chiếm 1,16% tổng diện tích gieo trồng toàn quốc năm 1995 và 0.27% năm 1996 khiến cho BHNN chưa phát huy hết tính tích cực của nó. Vào năm 2000, chương trình này cũng đã chấm dứt.

* Bảo hiểm nông nghiệp khác:

- Rừng và cao su: Đây là hai sản phẩm BH cây công nghiệp chính của Bảo Việt nhưng cũng chỉ được BH rất nhỏ so với diên tích gieo trồng thực tế. Cao su có doanh thu phí BH trong 3 năm ( 1996-1998) là 3,4 tỷ đồng còn bồi thường là 200 triệu đồng, tức là chỉ được khoảng 10%. Rừng cũng chỉ được BH một vùng 20.000ha ở Kiên Giang.

- Cây bạch đàn: Loại cây này là nguyên liệu sản xuất ra giấy. Việc triển khai BH mới chỉ dừng lại ở một dự án liên doanh trồng rừng 44.000ha trong 2 năm 1997 và 1998 với phí BH là 120.000 USD

- BH vật nuôi: năm 1982, giới thiệu chương trình BH vật nuôi tại Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa thông qua hệ thống Hợp tác xã. Tuy nhiên do khu vực nông nghiệp có tái cấu trúc lại vào năm 1986 nên mô hình đã không tồn tại.Từ năm 1993 và năm 2000, Bảo Việt triển khai BH vật nuôi tại Mộc Châu, Sơn La nhưng đã chấm dứt sau 2 năm hoạt động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 44 - 46)