Các cơ sở phát triển khác

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 42 - 43)

I. Cơ sở phát triển

4. Các cơ sở phát triển khác

- Quy mô ngành nông nghiệp: Tính đến 1/7/2006, cả nước có 2136 DN nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 571 cơ sở nông lâm thủy sản trực thuộc các DN phi nông lâm thủy sản; 7237 hợp tác xã nông lâm thủy sản; 10,46 triệu hộ nông lâm thủy sản

( trong đó nông thôn là 9,78 triệu hộ), trong đó có 113699 trang trại. Mặt khác, khi phân theo ngành kinh tế, 93,09% là các đơn vị nông nghiệp, 6,58% là đơn vị thủy sản và đơn vị lâm nghiệp chiếm 0,33%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập quốc nội. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 155,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% ; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 50,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7%.( Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp thấp: khoảng 20 triệu đồng/ha. Tại thời điểm 1/7/2006 vốn tích lũy của một hộ nông nghiệp ở nông thôn là 4,77 triệu đồng/năm ( Nguồn : Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Ban Chỉ đạo TW)

Với vị trí quan trọng trong đời sống, kinh tế XH nước ta, ngành nông nghiệp dù quy mô lớn nhưng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, lại luôn gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh,… nên ngành nông nghiệp phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề không chỉ đối với bản thân người nông dân mà còn với cả nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)