Trách nhiệm của ABIC

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 59)

II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam

3.2.1Trách nhiệm của ABIC

3. Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông

3.2.1Trách nhiệm của ABIC

Với sản phẩm BH này, ABIC sẽ có trách nhiệm trợ giúp người nông dân trong việc thanh toán khoản vốn vay từ Agribank trong trường hợp người nông dân gặp các rủi ro khách quan dẫn đến khả năng không trả được nợ ( tai nạn và sức khỏe của người vay vốn, thiệt hại tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thế chấp do các nguyên nhân khách quan, các rủi ro khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của hộ vay,…) 3.2.2 Phí BH: Tái BH quốc tế Đối tác Tái BH trong nước ABIC Agribank Người nông dân Nhà nước Tái bảo hiểm - Quan hệ tín dụng - Giải quyết nợ xấu - Đồng đóng phí bảo hiểm Bồi thường Tái bảo hiểm Cung cấp Dịch vụ Bảo hiểm Hợp tác chuyển giao

- Cách xác định: dựa trên cơ sở số nợ xấu không có khả năng thu hồi hàng năm của Agribank

- Phí BH phụ thuộc :

 Mức giữ lại của ABIC  Phí tái BH ra TT

 Chi phí quản lý ước tính

3.2.3 Phương án cụ thể

- ABIC có phương án phân tán rủi ro với các nhà tái BH. Dự kiến phương thức tái BH vượt mức tỷ lệ bồi thường sẽ được lựa chọn.

- ABIC dự kiến mô hình kênh phân phối sản phẩm BH tín dụng nông nghiệp đến tận tay người nông dân thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp của Agribank từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống mạng lưới của Agribank phát triển với gần 200 Chi nhánh cấp I, 2200 Chi nhánh cấp II, hơn 2000 điểm giao dịch trên toàn quốc và trên 30.000 cán bộ tín dụng. Agribank cũng sở hữu phần mềm quản lý quốc tế đang được sử dụng trong thanh toán với 105 đối tác là các chi nhánh ngân hàng trên thế giới. Ngoài ra, ABIC còn tổ chức nhiều khóa đào tạo kiến thức cho một số lượng lớn cán bộ tín dụng của Agribank, giúp họ nắm bắt các quy trình cơ bản như cấp đơn, thu phí, giám định, trả tiền bồi thường…

4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam.

4.1Những thất bại trong quá trình triển khai

Mặc dù ngành BH Việt Nam ra đời từ năm 1965, và mãi đến năm 1981 lĩnh vực BHNN mới được tiến hành triển khai với sự tham gia của tổng công ty BH Việt Nam và sau này có sự tham gia của Groupama của Cộng hòa Pháp, hai doanh nghiệp này đều tiến hành kinh doanh loại hình bảo hiểm truyền thống, tuy nhiên diện tích được BH chưa đến 1% so với tổng diện tích cây trồng.

- Những năm gần đây, trong BHNN, Bảo Việt chủ yếu triển khai BH cho hai đối tượng là cây cao su (Bình Phước, Tây Ninh) và bò sữa (Kon Tum). Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh không cao, tỷ lệ bồi dưỡng chiếm trên 80% so với doanh thu chi phí BH,

cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ BH khác của Bảo Việt( tỷ lệ bồi thường 50%), cụ thể kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt:

Bảng 5: Kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí BH gốc 1460 438 672 822 1.358 Bồi thường gốc 150 546,74 480,2 644 343 Tỷ lệ bồi thường 10,27% 124,83% 71,56% 78,35% 20,68%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá về BH nông nghiệp Việt Nam)

- Mặc dù là nhà BHNN lớn và có nhiều kinh nghiệm tại Pháp và trên thế giới nhưng khi triển khai tại Việt Nam, Groupama đã không thành công: doanh thu thấp, số tiền bồi thường lớn dẫn đến những khoản lỗ liên tục từ khi thành lập đến nay. Việc kinh doanh của Groupama hoàn toàn thất bại bởi mức phí BH thấp, khách hàng ít nhưng rủi ro lại thường xuyên xảy ra, đồng thời bồi thường lại cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với mức phí. Ví dụ, một con lợn nái Groupama chỉ yêu cầu đóng phí 60.000 đồng /năm, nhưng khi bồi thường vì lợn chết có thể lên tới hàng triệu đồng. Ví dụ như năm 2003, tổng số phí BH thu được là 2 tỷ đồng, trong khi số tiền bồi thường là 4 tỷ đồng. Hiện các sản phẩm BHNN của Groupama đang trong tình trạng dậm chân tại chỗ.

Từ năm 2005, công ty mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, đồng thời thu hẹp đối tượng BH ( chỉ BH cho vật nuôi là bò và heo). Doanh thu BHNN thấp, chỉ đạt 11 triệu ( năm 2007).

Bảng 6: Kết quả BH nông nghiệp của Groupama Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí BH gốc 1807 15 64 11 17,83 Bồi thường gốc 3485 664 55 3 5,48 Tỷ lệ bồi thường 192,86% 4426,7% 85,93% 27,3% 29,26%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá về BH nông nghiệp Việt Nam)

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng doanh thu từ loại hình BHNN của Groupama cũng không đáng kể, tỷ lệ bồi thường lớn ( năm 2005 lên tới 4426%)

4.2Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam

Qua phân tích kết quả triển khai BHNN của Bảo Việt và Groupama cho kết quả triển khai BHNN của Việt Nam rất hạn chế. Doanh thu phí BHNN hàng năm thấp, tỷ trọng doanh thu rất nhỏ so với phí BH của toàn TT bảo hiểm phi nhân thọ: 0,069% (2004); 0,008% (2005); 0,012% (2006); 0,01% (2007).

Bảng 7: Kết quả hoạt động nghiệp vụ BH nông nghiệp toàn TT

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 3267 454 737 833 1676.78

Bồi thường 3635 1211 535 647 348.48

Tỉ lệ bồi

thường 111% 267% 78.3% 77.67% 20.78%

Hình 5: Doanh thu và bồi thường BH nông nghiệp 2004-2008 (Nguồn: Tạp chí TT BH- Tái BH Việt Nam - VINARE)

Việc triển khai BHNN không hiệu quả, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu cao - trên 80%, nếu tính các chi phí khác của DN BH như chi phí quản lý, chi bán hàng, trích lập dự phòng nghiệp vụ thì kết quả triển khai nghiệp vụ BHNN bị lỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, thực tế BHNN ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng nhưng triển khai không hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như hỗ trợ nông dân khi xảy ra tổn thất.

4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, 60-70% dân số sống ở nông thôn, lẽ ra BHNN có một TT rất lớn. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại, việc phát triển BH còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Vụ BH (Bộ Tài chính), mặc dù được triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước do tập đoàn Bảo Việt thực hiện, song đến nay tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích cây trồng và số vật nuôi. Điều này có thể lý giải bới một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro

Sản phẩm nông nghiệp bản thân nó đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, nên rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh và dịch bệnh, chế độ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh) chế độ khai thác, sử dụng (lấy sữa, lấy trứng,

0.000 1000.000 2000.000 3000.000 4000.000 2004 2005 2006 2007 2008

sức kéo...), chế độ bảo vệ (phòng trừ dịch bệnh, ký sinh trùng, chuồng trại…). Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống. Tuy nhiên, người nông dân chưa chủ động tuyển chọn được giống chất lượng cao, mua trên TT thì các nhà cung cấp chưa có BH chất lượng sản phẩm cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp với bất kỳ một loại vật nuôi cây trồng nào cũng đòi hỏi một quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp như: chọn giống, cung cấp dinh dưỡng, yêu cầu về chuồng trại hoặc mật độ gieo trồng, thời vụ, chăm sóc, sử dụng và bảo vệ. Để đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu này quả thực không hề đơn giản đối với nông dân Việt Nam.

Thêm vào đó, do điều kiện thời tiết khí hậu không hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp( nắng nóng hạn hán, khi mưa sẽ có luc lụt ngập úng…), hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu nhiều thảm hoạ thiên tai, trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người nông dân. Những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở mồm long móng. Nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cũng bỗng chốc trắng tay vì tình trạng tôm chết trắng ao đồng.

Gần đây nhất, trong đợt rét đậm rét hại, nông dân lại điêu đứng vì hàng vạn trâu, bò chết và hàng trăm ngàn ha lúa, màu bị hư hại. Tính ra mỗi năm, tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp lên tới gần 5% GDP của cả nước. Trong năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi..., khiến đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là sở hữu mảnh đất nhỏ, sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động... Vì vậy sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro từ thời tiết bất lợi, dịch bệnh, chi phí đầu vào không ổn định, biến động TT… Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến nông dân không mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại mà trung thành với những cây trồng, vật nuôi truyền thống vốn có giá trị lợi nhuận thấp.

4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn hạn chế. còn hạn chế.

Quản lý rủi ro trong hoạt dộng BHNN được coi là hoạt động khó nhất trong chiến lược phát triển TT BH tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này. BHNN chưa phát triển được một phần là do hiện nay chưa có một phương pháp đánh giá nào chính xác giúp DN BH đánh giá rủi ro và phân định thiệt hại một cách khách quan. Muốn BH được một sản phẩm thì nhà BH phải quản lý được rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, ngoài việc tác động của thời tiết thì phụ thuộc rất nhiều ở người chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể: nuôi trâu bò phải có quy mô và theo các quy trình khoa học, được tiêm phòng. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo một quy trình nào cả, thả rông trên núi, không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn uống theo định lượng…thì DN không thể quản lý được. Do đặc thù của ngành, BH trong nông nghiệp không thể BH tràn lan mà phải có điều kiện: đảm bảo cho DN BH không thua lỗ, nông dân khi bị mất mùa, thiên tai... được bảo hộ một cách xứng đáng. Tuy nhiên, cái khó là nông dân sản xuất manh mún, thực hiện quy trình canh tác không đúng và rủi ro chính là do nông dân tạo ra, nếu hỏng bắt đền ai kiểm soát được, ai giám sát quy trình kỹ thuật, ai đánh giá thiệt hại? Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho DN BH.

Do vậy, cần chuẩn bị các điều kiện, quy định rõ đối tượng nào được BH, sản xuất gì, sản xuất hàng hoá lớn, đúng quy trình kỹ thuật. về giám sát, kiểm tra minh bạch về tài chính, chế tài xử phạt khi nông dân vi phạm? Nếu DN và nông dân không đảm bảo lợi ích ngang nhau bằng luật pháp thì khi xảy ra rủi ro xử lý rất khó.

BHNN còn bị chi phối bởi sự khác biệt về mặt địa hình: nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình chênh lệch cao thường ít xảy ra thiên tai, tai nạn nên nhu cầu BH thấp và ngược lại, chỉ có nơi thường gặp thiên tai, tai nạn thì rất cần có BH.

Thêm vào đó, nghiệp vụ BH bị chi phối bởi các kỹ thuật BH. Trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, các kỹ thuật BH của DN gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động triển khai:

-Thứ nhất, không BH thảm họa và BH tổn thất thiệt hại khi phải thực hiện mệnh lệnh của chính quyền địa phương vì vậy việc tiêu hủy gia súc, gia cầm, cây trồng khi phát sinh dịch thì thiệt hại do tiêu hủy thuộc nguồn vốn ngân sách tài trợ.

-Thứ hai, tổn thất trong sản xuất nông nghiệp có thể là tổng hợp của nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một mùa vụ nuôi trồng: hạn hán, sâu bệnh, giá rét, gió nóng, ngập úng… không thể xác định được mỗi rủi ro gây thiệt hại tổn thất là bao nhiêu. Vì vậy BHNN phải là BH mọi rủi ro.

-Thứ ba, DN BH muốn chấp nhận BH thì phải xác định được rủi ro và quản lý được rủi ro. Những trường hợp cố ý hay không tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp gây ra tổn thật thì thuộc về loại trừ BH. Ví dụ: trâu bò chết trên núi hoặc đang cày bị chết do kiệt sức, tiêm thuốc không đúng hoặc quá liều, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng…

Như vậy, với cách chăn nuôi và trồng trọt manh mún hiện nay thì DN rõ ràng là không mặn mà với BHNN. Ngược lại, đã có một số sản phẩm BH thì người dân cũng không đủ điều kiện để tham gia. Đấy là chưa nói đến do tính rủi ro cao, quản lý khó nên phí BHNN thường rất cao mà với mức sống hiện nay của nông dân Việt Nam khó mà kham nổi. Ví dụ, con trâu trị giá 10 triệu đồng nhưng phí BH hàng năm phải đóng là 2 triệu đồng thì người nông dân có thể gánh chịu được không?

DN kinh doanh BH muốn thành công, ngoài định hướng chiến lược đúng đắn còn phải quản lý được mức độ rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, bên cạnh yếu tố chuồng trại, kỹ thuật... thì vấn đề thời tiết cũng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây, con. Điều đáng nói là khi cây trồng, vật nuôi đã được BH, sự khắc nghiệt này không còn là nỗi lo với nông dân, khiến họ lơ là trong việc bảo quản, chăm sóc tài sản của mình.

4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh

Đứng sau BHNN phải có ngành tái BH, nhưng TT nhận tái BHNN chưa phát triển mạnh.Tái BH là một loại nghiệp vụ mà người BH sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được BH cho người BH khác, trên cơ sở nhượng lại cho người BH đó một phần chi phí BH thông qua hợp đồng tái BH.Thực tế tái BH được

hình thành trên cơ sở BH gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ BH gốc. Người ta thường nói "tái BH chính là BH cho các nhà BH" bởi những tổn thất mà các công ty BH phải gánh chịu đã được dàn trải ra.

Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho các công ty BH, cân bằng các dịch vụ BH, bảo vệ

các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty BH.

Nhược điểm: Ở mặt khác, tái BH có liên quan tới việc chuyển nhượng một phần, thậm

chí là phần lớn chi phí BH cho công ty tái BH. Do đó, tái BH có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chỉ tiêu tài chính của công ty BH.

Chính vì TT BHNN đã gặp rất nhiều rủi ro, cho nên tái BH sẽ còn mang lại nhiều rủi ro hơn nữa cho các tổ chức BH. Thêm nữa, để thực hiện tái BH sẽ đòi hỏi một mức phí lớn hơn- một điều rất khó cho nông dân Việt Nam vốn đã rất nghèo.

4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao

Sở dĩ BHNN đã thất thế ở TT Việt Nam thời gian qua là do người dân ở nhiều địa phương chưa có thói quen tham gia BH. Nhiều người còn chưa thực sự tin tưởng, chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của BH trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh... Điều này một phần xuất phát từ việc tuyên truyền về BH và sản phẩm BH còn yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện kinh tế XH tại một số địa phương, đặc biệt là những vùng xa, vùng sâu, vùng chịu nhiều thiên tai còn thấp, nhiều hộ gia đình không đủ khả năng tài chính để tham

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc (Trang 59)