Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I–Ngân hàng công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 35 - 37)

2.1 Tổng quan về Sở giao dịch I–Ngân hàng Công Thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam Việt Nam

Trước khi Việt Nam tiến hành đổi mới hệ thống tài chính – tiền tệ (trước năm 1988), hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng một cấp nghĩa là chưa có ngân hàng thuần tuý chỉ kinh doanh, lúc đó trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có 6 ngân hàng bao gồm : ngân hàng Nhà nước và ngân hàng các quận: ngân hàng Hoàn Kiếm, ngân hàng Ba Đình, ngân hàng Đống Đa, ngân hàng Hai Bà Trưng, ngân hàng Cầu Giấy. Ngân hàng Hoàn Kiếm chính là cái nôi ban đầu của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Đến năm 1988, thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế và đỏi mới hoạt động ngành ngân hàng theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1988. Cùng với sự ra đời của NHCTVN thì ngân hàng Hoàn Kiếm được tách ra thành : ngân hàng Hoàn Kiếm và Trung tâm giao dịch NHCT thành phố Hà Nội. NHCT Hà Nội là tên gọi của Sở giao dịch I từ năm 1988 đến 01/04/1993. Thời kỳ này, ngân hàng có một số đặc điểm sau :

Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, kinh doanh đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển.

Đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, đông về số lượng nhưng yếu về chất lượng nhất là kiến thức, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm trong cơ chế thị trường.

Quy mô hoạt động còn khiêm tốn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp :

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/1993 đạt 522 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/1993 dạt 323 tỷ đồng.

Ngày 01/04/1993, NHCT Hà Nội sát nhập với NHCT Trung ương và có tên là Hội Sở Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Và đây là tên của Sở giao dịch I trong suốt thời kỳ từ 1993 cho đến 31/12/1998, thời kỳ này Hội sở NHCTVN có một số đặc điểm sau :

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ được tăng cường.

Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khá phong phú (ngoài cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, còn có nhiều loại hình khác ra đời như : cho vay tài trợ uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, cho vay đồng tài trợ…)

Kinh doanh đối ngoại phát triển mạnh cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế.

Đội ngũ cán bộ đã được đào tạo lại, tuyển dụng mới, có trình độ chuyên môn, có kiến thức về ngoại ngữ, vi tính và dần thích ứng với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Ngày 01/01/1999, Bộ phận kinh doanh của Hội sở được tách ra theo Quyết định 134/QĐ HĐQT-NHCTVN và được mang tên Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam cho đến nay. Sở giao dịch I là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCT Việt Nam, có trụ sở tại Số 10 Lê Lai – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Cho đến tháng 12 năm 2003 thì hoạt động của Sở giao dịch I đã có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào :

Hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, đều trên tất cả các mặt nghiệp vụ, áp dụng giao dịch tức thời tại tất cả các điểm huy động vốn.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ mới : mở phòng giao dịch số 1 năm 2001, Tổ nghiệp vụ bảo hiểm năm 2001…

Tổng nguồn vốn huy động cho đến cuối năm 2003 là 15.158 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với năm 1988, chiếm trên 20% tổng nguồn vốn huy động của NHCT Việt Nam.

Tổng đầu tư cho vay nền kinh tế đến năm 2003 đạt 3.956 tỷ trong đó Dư nợ là 2.346 tỷ.

Lợi nhuận trung bình hàng năm tăng 14%, luôn dẫn đầu trong hệ thống NHCT về huy động vốn, cho vay, lợi nhuận từ năm 1998 trở lại đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 35 - 37)