Đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán quốc tế hỗ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 76 - 78)

- Tiền gửi dân cư

3.2.2.2Đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán quốc tế hỗ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

toán tín dụng chứng từ

* Đa dạng hoá các dịch vụ tài trợ thương mại hỗ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Việc thực hiện mở rộng, đa dạng hoá các loại hình thanh toán quốc tế một cách cân đối, toàn diện sẽ chứng tỏ được quy mô, chất lượng của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Sự đa dạng hoá dịch vụ thanh toán sẽ thoả mãn được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và trong xu thế hôi nhập nó có thể đáp ứng được đòi hỏi của việc phát sinh các nghiệp vụ mới.

Trong thời gian gần đây, các dịch vụ thanh toán quốc tế của SGD I đã phát triển khá đồng đều, giảm sự chêng lệch quá mức như trước. Tuy vậy, giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng kim ngạch thanh toán quốc tế. Do đó, SGD I vấn phải tiếp tục đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình, mở rộng quy mô và chất lượng đối với các loại hình đó.

Để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ thì SGD I cần hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh đấu thầu quốc tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khả năng cung cấp hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo

lãnh nhận hàng, bảo lãnh mở L/C trả chậm. Tuy nhiên, đi đôi với nghiệp vụ bảo lãnh phải nâng cao chất lượng thẩm định.

Ngoài ra, SGD I nên chú trọng vào nghiệp vụ thanh toán thẻ, vì ngành du lịch đang được đầu tư mạnh nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài. Do đó, SGD I nên tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán thẻ du lịch, thẻ Visa card, thẻ Master card … để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

* Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng trong thanh toán nhập khẩu

Trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay trên thế giới thì có nhiều loại L/C đang được sử dụng. Tuy nhiên, tại SGD I hiện nay chủ yếu tập trung ở loại L/C không huỷ ngang và L/C không huỷ ngang có xác nhận. Do đó, đa dạng hoá các loại hình L/C sẽ giúp cho việc mở rộng thị trường dịch vụ thanh toán quốc tế theo phưpưng thức tín dụng chứng từ, từ đó nâng cao hiệu quả thanh toán của phương thức này.

Chúng ta có thể đưa ra một số ví dụ về việc áp dụng các loại hình L/C khác trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ như sau:

- Đối với những khách hàng là đơn vị nhập khẩu máy móc - thiết bị giá trị lớn mà phía đối tác nước ngoài yêu cầu có tiền đặt cọc, SGD I có thể đưa ra loại hình L/C dự phòng vì đây là hình thức mà người nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được sản phẩm cung ứng từ nhà xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cùng những chi phí liên quan nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo yêu cầu.

- Đối với đơn vị nhập khẩu hàng hoá với khối lượng lớn, giao hàng nhiều lần, SGD I có thể đưa ra loại L/C tuần hoàn. Đây là phương thức giúp khách hàng tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giảm được chi phí cũng như các thủ tục liên quan.

- Đối với những đơn vị có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trung gian có thể sử dụng loại L/C co thể chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng tuỳ vào mối quan hệ, mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các bên. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết hợp đồng. Trách nhiệm thanh toán của người nhập khẩu không có gì thay đổi song người nhập khẩu có điều kiện thuận lợi thông qua trung gian để thu gom hàng hoá.

- Đối với khách hàng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về gia công sau đó xuất khẩu sang nước cung cấp nguyên liệu thì có thể sử dụng L/C đối ứng, hình thức đảm bảo

nhất cho đơn vị gia công. Loại L/C này đảm bảo đồng thời thanh toán cho người xuất khẩu giá trị hàng hoá nguyên liệu nhập khẩu cũng như sản phẩm hàng hoá được sản xuất từ chính nguyên liệu đó. Trong trường hợp này, việc sử dụng L/C đối ứng đem lại ưu việt hơn hẳn việc sử dụng 2 L/C không huỷ ngang bởi sau khi nhập và thanh toán giá trị nguyên vật liệu các sản phẩm sản xuất ra lại không được phía đối tác đồng ý nhập lại và người gia công sẽ gặp rủi ro lớn do hàng hoá mang tính đặc thù khó có thể bán được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 76 - 78)