Quản trị rủi ro trong hoạt động thannh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 75 - 76)

- Tiền gửi dân cư

3.2.2.1Quản trị rủi ro trong hoạt động thannh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

dụng chứng từ tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam

Qua phân tích ở phần hai, chúng ta đã thấy được những tồn tại và một số nguyên nhân tồn tại của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại SGD I - NHCT Việt Nam. Dựa trên những tồn tại đó cùng với những định hướng phát triển của SGD I - NHCT Việt Nam nói chung, người viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGD I.

3.2.1 Mục tiêu, quan điểm đề xuất giải pháp

- Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

- Phù hợp với thông lệ và xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng. - Thực hiện cạnh tranh lành mạnh về kinh doanh dịch vụ ngân hàng. - Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và tín dụng.

- Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ.

3.2.2 Các giải pháp

3.2.2.1 Quản trị rủi ro trong hoạt động thannh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ chứng từ

Rủi ro là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Chính vì vậy mà việc quản lý và kiểm soát rủi ro phải được đặc biệt quan tâm. Nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, rủi ro ngày càng nhiều hơn và sự lừa đảo quốc tế tinh vi hơn đòi hỏi công tác quản trị rủi ro phải được

thực hiện tốt. Kinh nghiệm của các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cho thấy để quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ thì các ngân hàng ( mà trực tiếp ở đây là SGD I và phòng tài trợ thương mại của Sở ) phải hệ thống hoá các rủi ro thành cẩm nang để tiện cho việc quản lý và kiểm soát; đúc kết các kinh nghiệm xử lý tổn thất xảy ra; phân loại thị trường rủi ro; am hiểu nội dung và biết cách vận dụng các luật lệ, tập quán trong thanh toán quốc tế; phân loại khách hàng và thị trường để quyết định hạn mức mở L/C và cuối cùng là phải luôn cảnh giác với các hành vi lừa đảo.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro thig ngân hàng phải thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt nam. Nghiên cứu và nắm vững các tập quán nước đó nhằm tránh những rủi ro trong thanh toán. Hoặc thông qua hệ thống ngân hàng đại lý để điều tra, khai thác thông tin về tình hình tài chính, khả năng giao hàng, về lịch sử và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài trong hợp đồng ngoại thương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 75 - 76)