- Tiền gửi dân cư
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu những năm qua
Hội nhập cùng với nền kinh tế khu vực và thế giới, với những chính sách kinh tế hợp lý của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước một cách nhanh chóng. Những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển sôi động và mạnh mẽ theo đường lối của nền kinh tế thị trường mang định hướng Xã hội chủ nghĩa. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm vừa qua tăng lên một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động TTQT ngày càng được mở rộng và phát triển qua hệ thống NHCTVN nói chung và qua Sở giao dịch I nói riêng. Yêu cầu mở và thanh toán L/C nhập khẩu trong nền kinh tế ngày càng tăng tác động tới doanh số TTQT theo phương thức TDCT của Sở giao dịch I.
Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Sở giao dịch I thông qua bảng 6, bảng 7 và đồ thị như dưới đây :
Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số món 2001 so với 2000 Số món 2002 so với 2001 Số món 2003 so với 2002 ± số món ±% ± số món ±% ± số món ±% Mở LC 600 +175 +41,2 643 +43 +7,2 636 -7 - 1,09 Thanh toán 755 +271 +56 888 +133 +17,6 767 -121 - 13,6
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)
Trong ba năm từ 2001 đến 2003, chúng ta thấy số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán năm sau đều tăng hơn năm trước, đặc biệt số L/C mở năm 2001 tăng rất nhanh so với năm 2000, tuy nhiên năm 2003 số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán giảm đi. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ảnh hưởng của tình hình chung của nền kinh tế và sự thay đổi việc sử dụng phương thức thanh toán khác trong TTQT.
Bảng 7: Giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu (1999-2003)
Đơn vị : USD
Năm
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng
Mở LC 38.730.537 45.345.613 85.127.654 75.577.800 59.725.400 304.507.004 Thanh toán 28.793.127 54.129.869 72.641.144 55.916.400 56.540.000 268.020.504
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 1999-2003)
Trong 5 năm từ 1999 đến năm 2003, giá trị L/C nhập khẩu mở và thanh toán đều có xu hướng tăng từ năm 1999 đến năm 2001 nhưng đến năm 2002 bắt đầu có xu hướng giảm, riêng năm 2003 thì do số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán giảm nên giá trị L/C mở cũng giảm nhưng giá trị thanh toán L/C nhập khẩu lại tăng do một số lượng L/C được mở trong năm 2002 nhưng đến năm 2003 mới thanh toán. Trong 5 năm qua, tổng giá trị mở L/C nhập khẩu đạt 304.507.004 USD và tổng giá trị L/C nhập khẩu được thanh toán là 268.020.504 USD, sở dĩ có sự chênh lệch giữa tổng giá trị L/C mở và L/C thanh
toán là do có nhiều L/C được mở trong năm 2003 nhưng đến năm 2004 mới đến hạn thanh toán. Chúng ta có thể hình dung rõ hơn sự biến động giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu qua đồ thị dưới đây.
Hình 2 :Giá trị L/C nhập khẩu mở và thanh toán các năm 1999 - 2003
0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 1999 2000 2001 2002 2003 N¨ m USD LC thanh to¸ n LC ph¸ t hµnh
Để so sánh tổng giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu trong 3 năm 2001 đến năm 2003, ta có bảng số liệu dưới đây
Bảng 8: So sánh giá trị tăng giảm của L/C nhập khẩu (2001-2003)
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu Năm 2000
2001 so với 2000 2002 so với 2001 2003 so với 2003 ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % Phát hành L/C 45.345.613 +39.782.041 +87,7 -9.549.854 -11,2 - 15.852.400 -20,97 Thanh toán L/C 54.129.869 +18.511.275 +34,2 - 16.724.744 -23.02 +623.600 +1,11
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu năm 2001 so với năm 2000 tăng rất nhanh, cụ thể giá trị mở L/C năm 2001 cao hơn năm 2000 là 39.345.613USD, tăng 87,7%, tổng giá trị thanh toán L/C năm 2001 cũng cao hơn năm 2000 là 18.129.869 USD tương ứng tăng 34,2%. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng này là trong năm 2001, mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhiều diễn biến và sự kiện không thuận chiều, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng
đáng khích lệ, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 4,5%, môi trường đầu tư được cải thiện… Hơn nữa trong năm 2001, Sở giao dịch I đã trang bị máy tính nối mạng giao dịch với các doanh nghiệp lớn, giảm phí TTQT, mua ngoại tệ kỳ hạn…do đó dã thu hút thêm được mộ số lượng đáng kể khách hàng mới đến với Sở giao dịch I trong hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu. Sang năm 2002 giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu bắt đầu giảm, cụ thể giá trị L/C nhập khẩu mở năm 2002 so với năm 2001 giảm 9.549.854 USD tương ứng với 11,2% và tổng giá trị L/C nhập khẩu thanh toán giảm 16.724.744 USD tương ứng 23,02%. Đến năm 2003 thì tổng giá trị mở L/C nhập khẩu vẫn tiếp tục giảm mạnh, tổng giá trị mở L/C nhập khẩu năm 2003 so với năm 2002 giảm 15.852.400 USD, giảm 20,97%, về thanh toán L/C nhập khẩu thì năm 2003 tổng giá trị tăng L/C nhập khẩu có tăng lên đôi chút, tuy nhiên nó không đáng kể và có thể nói là tình hình không được cải thiện gì mấy so với năm 2002. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết phải kể đến việc đa dạng hoá các dịch vụ TTQT tại Sở giao dịch I đã tạo điều kiện cho khách hàng không chỉ sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán mà còn sử dụng các hình thức khác trong TTQT, cụ thể là hình thức chuyển tiền và nhờ thu trong hai năm qua đã tăng lên nhanh chóng khiến cho tổng kim ngạch TTQT tại Sở giao dịch I vẫn tăng nhanh qua các năm, sự thay đổi này cho thấy một sự hợp lý hơn trong hoạt động TTQT tại Sở giao dịch I vì trong những năm trước tỷ trọng TTQT theo phương thức TDCT thường là rất lớn (khoảng 85%) trong tổng kim ngạch TTQT của Sở. Một nguyên nhân nữa dẫn đến kết quả này, là do tác động của nền kinh tế thế giới và khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam trong đó có Sở giao dịch I.