Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu những năm qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 60 - 64)

- Tiền gửi dân cư

2.2.2.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu những năm qua

Cũng giống như thực trrạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu, hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của Sở giao dịch I trong những năm qua chịu tác động nhiều của những biến động trên thị trường quốc tế. Do đó trong những năm qua sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu không ổn định, có sự tăng giảm thất thường. Cụ thể tình hình tăng L/C xuất khẩu được thể hiện ở bảng 8, bảng 9 và đồ thị hình 3.

Bảng 9:Số lượng thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số món 2001 so với 2000 Số món 2002 so với 2001 Số món 2003 so với 2002 ± số món ±% ± số món ±% ± số món ±% Thông báo L/C 30 -16 -34,8 28 -2 -6,67 21 -7 -25 Thanh toán L/C 23 -17 -42,5 25 +2 +8,7 16 -9 -36

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)

Trong 3 năm từ 2001 đến 2003, số lượng L/C nhập khẩu thông báo và thanh toán đều giảm mạnh, chỉ riêng có năm 2002 số lượng L/C xuất khẩu thanh toán có tăng lên 2 món nhưng con số này là không đáng kể, nó không thấy được sự khả quan trong tăng trưởng thanh toán L/C xuất khẩu mà thực tế đó là việc thanh toán các L/C xuất khẩu đã được thông báo vào cuối năm 2001 nhưng chưa được thanh toán mà sang năm 2002 mới thanh toán. Năm 2001, số lượng L/C xuất khẩu thông báo và thanh toán giảm mạnh so với năm 2000, cụ thể số lượng L/C thông báo giảm 16 món tương ứng với 34,8%, số lượng L/C thanh toán giảm 17 món, tương ứng giảm 42,5%. Sang năm 2002, tình hình cũng không khả quan hơn, số lượng L/C thông báo tiếp tục giảm mặc dù số lượng giảm đã ít hơn : giảm 2 món, tương ứng với 6,67%. Đến năm 2003, tình hình tiếp tục xấu đi, số lượng L/C nhập khẩu thông báo và mở lại giảm mạnh, số lượng L/C thông báo giảm 25% và số lượng L/C tăng giảm 36%.

Bảng 10: Giá trị thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu (1999-2003)

Đơn vị : USD Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số Thông báo L/C 2.487.296 2.144.016 2.100.000 2.758.000 1.951.000 11.931.312 Thanh toán L/C 2.549.325 2.500.000 2.000.000 3.428.000 2.632000 13.109.325

Từ năm 1999 đến năm 2001 ta thấy tổng giá trị thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu có xu hướng giảm, đến năm 2002 thì lại tăng trở lại nhưng sang năm 2003 lại giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự biến động của số lượng L/C thông báo và mở qua các năm. Riêng năm 2002, thì mặc dù số lượng L/C xuất khẩu không có chuyển biến tích cực nhưng giá trị L/C xuất khẩu thông báo và thanh toán vẫn tăng đáng kể chứng tỏ giá trị mỗi món tăng lên. Trong 5 năm qua, tổng giá trị thông báo L/C xuất khẩu là 11.931.312 USD và tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu là 13.109.325 USD.

Hình 3 : Hoạt động thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu từ năm 1999 đến năm 2003 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 1999 2000 2001 2002 2003 N¨ m USD Thanh to¸n LC Th«ng b¸o LC

Chúng ta có thể hình dung rõ hơn sự biến động này thông qua đồ thị hình 3, đường biểu diễn giá trị thông báo cũng như giá trị thanh toán L/C xuất khẩu cho thấy : từ năm 1999 đén năm 2001 đồ thị đi xuống chứng tỏ tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu giảm dần, đến năm 2002 đồ thị đi lên chứng tỏ tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu tăng, đến năm 2003 đồ thị lại đi xuống cho thấy sự giảm sút trong hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu.

Diễn biến tình hình hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch I trong 3 năm 2001-2003 được thể hiện qua bảng 11.

Bảng 11: So sánh giá trị tăng giảm của L/C xuất khẩu

Chỉ tiêu

2001 so với 2000 2002 so với 2001 2003 so với 2002 ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % Thông báo L/C -44.016 -2,05 +658.000 +2,76 -807.000 -29,26

Thanh toán L.C

-500.000 -2 +1.428.000 +71,4 -796.000 +43,26

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)

Trong 3 năm qua, thì giá trị thông báo và thanh toán của năm 2001 và 2003 đều giảm, chỉ có năm 2002 có tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu tăng. Năm 2001 so với, giá trị thông báo L/C xuất khẩu giảm 44.016 USD tương đương với 2,05%, giá trị thanh toán L/C giảm 500.000 USD tương đương với 2%. Điều này do ảnh hưởng lớn từ tình hình xuất khẩu của nước ta trong năm 2001, trong năm này thì chỉ số giá tiêu dùng thấp, giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm khiến cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tác tới hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại các NHTM. Sang năm 2002, tổng giá trị thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu đều tăng nhanh đặc biệt là tăng L/C xuất khẩu, tổng giá trị thông báo L/C tăng 658.000 USD tương ứng tăng 2,76%, tổng giá trị thanh toán L/C tăng 1.428.000 USD tương đương 71,4%. Tổng giá trị tăng L/C xuất khẩu tăng trước hết là do việc thanh toán các L/C đã được thông báo trong năm 2001 nhưng sang năm 2002 mới thanh toán. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu là những dấu hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của nước ta : năm 2002 xuất khẩu đã chặn đứng được đà giảm sút và đạt mức tăng 10%, cao gấp 2,6 lần so với mức tăng của năm 2001. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu là các biện pháp hợp lý trong hoạt động TTQT của Sở giao dịch I : hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng xuất khẩu hàng hoá, có các ưu đãi trong thanh toán cho các khách hàng tryuền thống, thu hút khách hàng mới, do đó đã làm tăng doanh số tăng L/C xuất khẩu. Mặt khác, năm 2002, lĩnh vực tài chính cũng có nhiều đổi mới quan trọng, tỷ giá ngoại tệ tươnquan trọng, tỷ giá ngoại tệ tươn lý “găm” giữ ngoại tệ…đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động của Sở giao dịch I nói riêng.

Năm 2003, mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế Thủ Đô đạt được những thành tựu đáng kể như tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt 10,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,2%... nhưng tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu của Sở giao dịch I lại giảm mạnh, năm 2003 tổng giá trị thông báo L/C giảm 807.000 USD tương đương giảm 29,26% so với năm 2002, tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu giảm 796.000 USD tương đương giảm 43,26%. Nguyên nhân của sự giảm sút này trước hết phải nói đến sự thay đổi cơ cấu trong TTQT tại Sở giao dịch I, trong năm 2003 phương thức chuyển tiền và nhờ

thu tiếp tục tăng mạnh. Sau đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động TTQT giữa các NHTM trên địa bàn Thủ Đô và cũng không nằm ngoài tác động của nền kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động xuất khẩu của chúng ta trong năm 2003 cũng gặp nhiều khó khăn : nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn ổn định là do phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn lốc dịch bệnh SARS, cuộc chiến tranh ở IRăc với một loạt hậu quả đi kèm, đẩy giá vàng, giá dầu và một loạt giá nguyên liệu công nghiệp khác gia tăng ở mức kỷ lục 2 chữ số trong khi đồng USD liên tục giảm giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)