Phương pháp RVIS

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 25 - 27)

Đây cũng là phương pháp kết hợp của SW99 và FSL và được biểu biễn bởi công thức:

1 . 7 5

r v i s 2 m 2 m

V i s  [  S W 9 9    ( T  T d ) / R H ]1. 6 0 9 ( k m )

(12)

Trong đó: T2m: Nhiệt độ tại 2m (0C) ; Td 2m: Nhiệt độ điểm sương tại 2m (0C) RH: độ ẩm tương đối (%)

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH WRF VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO

TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY CỤM CẢNG MIỀN BẮC

Như chúng ta đã biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy, chế độ khí hậu ở Việt Nam trong các tháng cuối năm ở khu vực ba sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh thuộc Cụm cảng hàng không Miền Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi mù, sương mù, mây thấp, mưa nhỏ, mưa phùn làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bay, làm giảm hiệu quả kinh tế, gây uy hiếp đến sự an toàn của các chuyến bay. Chính vì vậy, dự báo tầm nhìn có ý nghĩa thực tiễn cao trong ngành Hàng không. Luận văn sử dụng những kinh nghiệm dự báo tầm nhìn của nhiều quốc gia trên thế giới như đã trình bày chi tiết trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành thử nghiệm dự báo tầm nhìn bằng mô hình WRF cho 3 sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh trong các năm 2010, 2011 và 2012.

Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã có nhiều cố gắng để áp dụng các mô hình số trị hiện đại phục vụ dự báo thời tiết nói chung và các hiện tượng cực đoan nói riêng như hạn hán, mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới,... Tuy mới được bắt đầu, nhưng việc ứng dụng mô hình số trị trong dự báo thời tiết đã có bước phát triển khá chắc chắn mang tính hiệu quả.

Nghiên cứu có tính bước ngoặt trong sự phát triển dự báo số trị ở Việt Nam là Đề tài KHCN độc lập Nhà Nước mã số ĐTĐL 2000/02 “Nghiên cứu áp dụng mô hình số trị khu vực cho mục đích dự báo chuyển động của bão trên vùng biển Việt Nam” do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) chủ trì, Kiều Thị Xin (2002) làm chủ nhiệm và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương (DBKTTVTW) phối hợp thực hiện [2]. Mô hình công nghệ cao HRM do đề tài này tiếp thu từ Tổng cục Thời tiết CHLB Đức đã được phát triển, áp dụng ở Việt Nam và được sử dụng trong nghiệp vụ dự báo thời tiết ở Trung tâm DBKTTVTW từ năm 2002.

Từ đó các mô hình số trị khu vực đã được nghiên cứu áp dụng nhằm dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo các hiện tượng cực đoan như mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt

đới… Mô hình khu vực hạn chế RAMS (Regional Area Model System) đã được nghiên cứu và đang được thử nghiệm trong dự báo thực tế tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), v.v.. Nói như vậy, tùy theo mục đích khác nhau mà việc nghiên cứu, lựa chọn, cải tiến trong các mô hình cũng khác nhau. Và như đã đề cập trong chương 1, với mục tiêu thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho 3 sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh, luận văn đã nghiên cứu và sử dụng mô hình WRF. Dưới đây là những nét chính sơ lược về lịch sử phát triển, các lựa chọn vật lý, miền tính, v.v.. của mô hình được sử dụng cho mục tiêu của bài toán.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 25 - 27)