Số liệu METAR

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 35 - 39)

Số liệu quan trắc tầm nhìn được lấy từ số liệu METAR (số liệu báo cáo thời tiết tại sân bay) và được lưu trữ lâu dài tại server của Phòng khí tượng - Trung tâm Hiệp đồng Điều hành bay - Sân bay Gia lâm. Số liệu METAR của sân bay Nội Bài được phát liên tục 24h/24h với tần suất 30phút/lần. Số liệu METAR của sân bay Cát Bi và sân bay Vinh được phát liên tục từ 22Z (5 giờ Việt Nam) cho đến khi hết hoạt động bay buổi tối và đêm với tần suất 30 phút/lần. Giá trị tầm nhìn trong bản tin METAR được đo đạc, ước lượng trực tiếp bằng mắt bởi các quan trắc viên. Riêng số liệu tầm nhìn từ năm 2011 đối với sân bay Vinh, trong thời gian có hoạt động bay (5 giờ sáng đến 23 giờ Việt Nam) là số liệu quan trắc bởi quan trắc viên được phát báo liên tục với tần suất 30phút/lần, trong thời gian không có hoạt động bay ( từ 23 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau) được thực hiện bởi hệ thống quan trắc tự động AWOS (Automatic Weather Observation System). Đây là hệ thống máy đo các yếu tố thời tiết hiện đại do Phần Lan sản xuất được sử dụng rộng rãi ở nhiều sân bay trên thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống AWOS mới được lắp đặt, đưa vào sử dụng tại các sân bay Nội Bài, Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất và được kiểm định hàng năm. Để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, số liệu METAR luôn được các cơ quan khí tượng Hàng không cũng như các nhân viên của Phòng Khí tượng - Trung tâm hiệp đồng Điều hành bay - Sân bay Gia lâm giám sát chặt chẽ nên số liệu này nhìn chung chính xác và rất tin cậy.

Bảng 2.4 Ví dụ bản tin báo cáo thời tiết sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh STT Bản tin báo cáo thời tiết sân bay METAR

1 METAR VVNB 182330Z 28003KT 0900 R11R/0650D FG NSC 13/13 Q1017 TEMPO 0600 FG=

2 METAR VVCI 192300Z 00000KT 3000 BR FEW013 BKN060 19/17 Q1016 NOSIG=

3 METAR VVVH 022100Z AUTO 27004KT 230V290 1900 R17/M0050V0200D R35/M0050V0225D FG FEW001 BKN014 18/17 Q1015 =

Cấu trúc điện văn METAR theo quy định như sau: 1. Tên loại điện văn (METAR).

2. Tên địa danh sân bay (theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế.

3. Nhóm ngày của tháng trong năm báo cáo điện văn, giờ và phút báo cáo điện văn kèm theo chữ Z. Khi các yếu tố khí tượng được thực hiện đo đạc trực tiếp bằng hệ thống quan trắc tự động thì điện văn METAR được phát ra ngoài sân bay kèm theo thuật ngữ AUTO.

4. Nhóm gió bao gồm cả hướng và tốc độ kèm theo đơn vị đo tốc độ gió (kt).

5. Nhóm giá trị tầm nhìn ngang đặc trưng >50% giá trị tầm nhìn trong khu vực sân bay với bán kính 8km tính từ vành đai sân bay.

6. Nhóm giá trị tầm nhìn đường cất hạ cánh. Nhóm giá trị tầm nhìn đường cất hạ cánh được báo cáo khi xuất hiện các yếu tố khí tượng làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1500m. Các hiện tượng thời tiết này được chỉ rõ trong bảng mã 4678 của tài liệu khí tượng hàng không dân dụng (ANNEX 3) do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế quy định.

7. Nhóm hiện tượng thời tiết được quy định trong bảng mã 4678 của tài liệu khí tượng hàng không dân dụng ANNEX 3.

8. Nhóm lượng mây và độ cao chân mây với đơn vị là 100 feet. 9. Nhóm nhiệt độ/ điểm sương với đơn vị là độ C.

10. Nhóm khí áp tại sân bay được quy chuẩn về khí áp tại mực nước biển trung bình với đơn vị là hpa.

11. Bản tin dự báo hạ cánh Trend với thời gian hiệu lực 2 tiếng từ thời điểm báo cáo của bản tin METAR.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ BÁO VÀ PHÂN TÍCH

Như đã trình bày ở trên, từ cơ sở lý thuyết về sương mù và từ những kinh nghiệm dự báo mù, sương mù làm giảm tầm nhìn cho các sân bay của nhiều quốc gia trên thế giới, tác giả sử dụng mô hình WRF với các lựa chọn vật lý như đã trình bày chi tiết trong chương 2 với 4 miền tính D1, D2, D3, D4 tương ứng với các độ phân giải 27km, 09km, 03km và 01km cho các khu vực Nội Bài, Vinh và Cát Bi. Sử dụng bộ số liệu dự báo toàn cầu GFS với độ phân giải 10×10 làm điều kiện biên và điều kiện ban đầu cho WRF để dự báo tầm nhìn tương ứng trong các đợt có mù, sương mù. Số liệu GFS trên đã được lưu trong server của Khoa Khí Tượng - Thủy Văn - Hải Dương Học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Do mù, sương mù làm giảm tầm nhìn thường xuất hiện vào buổi sáng sớm nên thời điểm ban đầu của các đợt dự báo được tác giả chọn là 18Z với hạn dự báo 24h, đây là hạn dự báo dài trong nghiệp vụ dự báo Khí tượng Hàng Không.

Trong khuôn khổ của luận văn, hai phương pháp RUC và FSI (với 2 công thức khác nhau của Hungary – quy ước là FSIH; và của AFWA – quy ước là FSIA) được áp dụng để dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền Bắc cho các ngày có sương mù dày đặc ảnh hưởng tới hoạt động bay trong ba năm 2010, 2011, 2012. Kết quả được so sánh, đánh giá tương ứng với các hình thế synop gây mù và sương mù từ bản đồ của Thái Lan lúc 00Z. Các phân tích dưới đây sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:

- Đánh giá khả năng dự báo tầm nhìn do ảnh hưởng của mù, sương mù dựa trên các phương pháp nhau.

- Đánh giá chất lượng dự báo trong hạn dự báo 24 tiếng.

- Xem xét vai trò của độ phân giải mô hình đến chất lượng của dự báo

- Đánh giá kết quả của ba phương pháp dự báo tương ứng với 3 sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)