Đợt 1: ngày 17/12/2010

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 39 - 41)

Trên bản đồ Synop (hình 3.1) lúc 00Z ngày 18 tháng 12 năm 2010, sân bay Nội Bài nằm trong hệ thống cao lạnh lục địa lệch đông, và cũng trên giản đồ cao không T-SKEW (hình 3.2) lúc 00Z ngày 18 tháng 12 năm 2010 tại địa chỉ http://weather.uwyo.edu cho thấy, tồn tại một lớp nghịch nhiệt ở độ cao khoảng từ 1000mb đến 800mb. Đây là nguyên nhân gây mù, sương mù làm giảm tầm nhìn cho sân bay Nội Bài ngày 18 tháng 12 năm 2010.

Để đánh giá dự báo sương mù ngày 18 tháng 12 năm 2010, tác giả chọn thời điểm bắt đầu dự báo là 18Z ngày 17 tháng 12 năm 2010 với hạn dự báo 24 tiếng. Sử dụng mô hình WRF với các lựa chọn như đã trình bày chi tiết ở trên, kết quả dự báo tầm nhìn cho sân bay Nội Bài tương ứng cho 4 miền tính 27km, 09km, 03km và 01km được thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3.1 Bản đồ hình thế Synop Hình 3.2 Giản đồ cao không

Hình 3.3 Đồ thị dự báo tầm nhìn cho sân bay Nội Bài ngày 17/12/2010 với hạn dự báo 24h cho 4 miền tính 27km, 09km, 03km và 01km. Thời điểm bắt đầu dự báo 18Z.

Từ kết quả trên hình 3.3 có thể nhận thấy cả ba phương pháp FSIH (Hungary), FSIA (Air Force – cơ quan không lực Hoa Kỳ) và RUC cho kết quả dự báo khá tốt về xu hướng tầm nhìn với thời hạn dự báo 24h. Tuy nhiên, từ thời điểm hạn 0 - 6h và từ 20 - 24h, cả hai phương pháp FSIH và FSIA đều có xu hướng cho kết quả cao hơn so với quan trắc. Ở đây cần lưu ý rằng giá trị quan trắc chỉ có đến dưới 10 km, điều này lý giải sự khác biệt lớn về xu hướng giữa mô phỏng và quan trắc thời đoạn từ 08 đến 16Z. Nhìn chung, trong các trường hợp FSIH cho giá trị cao hơn so với các phương pháp khác và lệch so với quan trắc nhiều nhất. RUC và FSIA cho giá trị tầm nhìn dự báo trong 24h khá là thống nhất, đặc biệt đối với hạn dự báo từ 16h trở đi. Từ số liệu quan trắc từ thời đoạn 6h đến 24h, trên miền D4 của mô hình WRF đã

mô phỏng khá tốt xu thế của tầm nhìn mặc dù giá trị không hoàn toàn trùng với quan trắc.

Cũng từ hình 3.3 ta thấy, dường như chất lượng dự báo kém hơn trong hạn dự báo 6h đầu và tốt hơn đối với hạn dự báo từ 6h trở đi. So sánh giữa các miền tính với nhau cho thấy: khi sử dụng miền tính D2 và D3, kết quả mô phỏng về giá trị từ cả ba phương pháp đã tiến tới sát thực với giá trị quan trắc và phương pháp RUC cho kết quả khả quan hơn hai phương pháp còn lại. Tuy nhiên, tiếp tục sử dụng miền tính D4, kết quả cho thấy xu thế đã nắm bắt một cách sát thực hơn mặc dù vẫn còn sai số nhất định.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TẦM NHÌN CHO CÁC SÂN BAY THUỘC CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC BẰNG MÔ HÌNH WRF (Trang 39 - 41)