Bối cảnh kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thanh hoá

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

Thanh Hoá là một tỉnh lớn diện tích tự nhiên là 11,168 km2 trên 3,6 triệu dân. Có 4 vùng kinh tế rõ rệt: Vùng biển, đồng bằng, trung du, miền núi. Giao thông thuận lợi, 80% là sản xuất nông nghiệp. Một số ngành kinh tế phát triển như mía đường, xi măng, nuôi trồng đánh bắt, chế biến hải sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bia, sản xuất giấy các loại, chế biến lâm sản, dịch vụ...

Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, hàng năm kinh tế xã hội của tỉnh luôn luôn phát triển, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cao, kinh tế tăng trưởng.

1. Những thuận lợi trong thời gian tới :

Qui hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Xác định Thanh Hoá có sức thu hút mạnh vốn đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư lớn được triển khai như khu công nghiệp Lễ môn, khu công nghiệp Nghi Sơn, Cảng nước sâu Nghi sơn, Nhà máy đường Lam Sơn, caỉ tạo nâng cấp Nhà máy xi măng Bỉm sơn, nuôi trồng và đánh bắt chế biến hải sản. Công nghiệp qui mô vừa và nhỏ cũng được mở rộng sản xuất như sản xuất giấy, bao bì, thép, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Một số doanh nghiệp địa phương liên doanh hoặc gia nhập các công ty Trung ương như cán thép, chế biến lâm sản, hoá chất, thuốc lá... có xu hướng phát triển thu hút được vốn đầu tư, công nghệ mới tiên tiến mở rộng thị trường và tạo thêm việc làm cho người lao động đường.

- Việc xắp xếp lại doanh nghiệp cổ phần hoá đang được triển khai thực hiện. - Hạ tầng cơ sở như làm đường, điện, thuỷ lợi, nước sạch, đang được triển khai sôi động.

2. Khó khăn:

- Tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao lại thường xuyên bị thiên tai. Điểm xuất phát đi lên thấp, năm 2000 mức tăng trưởng bình quân lại thấp xa hơn so với mức bình quân cả nước. do vậy nền kinh tế chưa có tích luỹ nhiều, thu ngân sách khó khăn.

- Các doanh nghiệp địa phương làm ăn chưa có hiệu quả, một số doanh nghiệp quốc doanh còn thua lỗ, chưa có phương án hữu hiệu đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)