II/ về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hoá.
2- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển qua các năm:
hình đặc điểm địa bàn hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã tiến hành sắp xếp ổn định lại mô hình tổ chức, thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý, qui hoạch, đào tạo cán bộ trong chi nhánh để đáp ứng với yêu cầu hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá có 5 phòng, 1 tổ Kiểm soát, 1 tổ Thẩm định Kinh tế - Kỹ thuật và 1 chi nhánh trực thuộc (hiện đang chuẩn bị thành lập thêm 1 chi nhánh mới trong thời gian tới); có 105 cán bộ công nhân viên, trong đó số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 70%; Công tác quản trị điều hành được chi nhánh hết sức quan tâm, tạo được sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp trong chỉ đạo điều hành, chi nhánh đã qui định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và đến từng loại cán bộ...
Có thể nói mô hình tổ chức hiện nay ở Chi nhánh Ngân hàng ĐTvà PT Thanh hoá là phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; công tác tổ chức, xây dựng nguồn lực và quản trị điều hành là đúng đắn, hiện đã và đang phát huy được sức mạnh trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường và trong giai đoạn đất nước đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.
2- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển qua các năm: năm:
Trong 5 năm qua, thực hiện hoạt động như một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã nhanh chóng đổi mới hoạt động Ngân hàng, bám sát mục tiêu, định hướng chiến lược kinh doanh của toàn ngành, cụ thể hoá trong điều kiện thực tế trên địa bàn. Tranh thủ những thuận lợi vượt lên những khó khăn để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu kế hoạch với mức tăng trưởng vững chắc cả về số lượng
và chất lượng. Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá là một trong những Ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả, an toàn, tăng trưởng và giữ được vị thế, nâng cao được uy tín nhất trên địa bàn. Hàng năm được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xếp loại khá giỏi.
Tình hình hoạt động kinh doanh 5 năm (từ 1996-2000) cụ thể như sau:
* Về khách hàng:
Với chính sách khách hàng đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện mục tiêu “Bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng chứ không phải từ sản phẩm Ngân hàng", “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển”, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tranh thủ được khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường trong tất cả các thành phần kinh tế. Do vậy khách hàng có quan hệ tiền gửi và khách hàng có quan hệ tiền vay (kể cả bão lãnh) qua các năm đều tăng về số lượng và đảm bảo chất lượng.
+Khách hàng có quan hệ tiền gửi: Năm 1996, mới chỉ có 3699 khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế; Năm 1997 số lượng khách hàng là 4962; năm 1998 số lượng khách hàng là 7544 tăng 52% so năm 1997. Năm 1999 số khách hàng là 11.930, so năm 1998 tăng 58%; đến 31/12/2000 có số lượng khách hàng là 13.720, so với năm 1999 tăng15%. Trong đó khách hàng là tổ choc kinh tế – xã hội tăng 29%.
+ Khách hàng có quan hệ tiền vay và bảo lãnh:
Từ 224 khách hàng năm 1996 chủ yếu là khách hàng tiền vay. Năm 1997 có 788 khách hàng, so với 1996 tăng 3,5 lẩn. Năm 1998 là 595 khách và Năm 1999 là: 649 khách hàng Tăng 9% so 1998; năm 2000 là 714 khách hàng, so với năm 1999 tăng 10%.
Từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá bắt đầu mở rộng huy động vốn, thành lập các bàn tiết kiệm, mở ra nhiều hình thức huy động với lãi suất linh hoạt, cộng với thái độ phục vụ của cán bộ trực tiếp làm công tác này, chi nhánh đã từng bước tăng số dư huy động tiền gửi các loại, đồng thời tranh thủ được các nguồn đi vay khác. Trong 5 năm qua về cơ bản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã có nguồn vốn tương đối dồi dào, đa dạng. Nguồn vốn tự huy động đảm bảo được nguồn vốn cho tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dành một phần cho dài hạn, cụ thể như sau:
- Năm 1996: Tổng nguồn 145.928 triệu đồng; trong đó nguồn tự huy động là 60.135 triệu đồng, nguồn đi vay là 85.793 triệu đồng.
- Năm 1997: Tổng nguồn 251.661 triệu đồng; trong đó nguồn tự huy động 159.187, nguồn đi vay 92.474.
- Năm 1998: Tổng nguồn 256.463 triệu đồng; trong đó tự nguồn huy động 172.928 nguồn đi vay 80.049, còn lại là nguồn khác.
- Năm 1999: Tổng nguồn 406.131 triệu đồng; trong đó nguồn tự huy động 310.347 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 1999 thực hiện chủ chương phát hành trái phiếu tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chỉ trong vòng 20 ngày ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá đã bán được 19.254 triệu đồng trái phiếu thời hạn 1 năm chiếm trên 40%, thời hạn từ 2- 5 năm chiếm 60%.
- Năm 2000: Tổng nguồn vốn 630.631 triệu. Trong đó nguồn tự huy động 412.433 triệu đồng (trong dân cư 310.095 triệu, từ tổ chức kinh tế 102.338 triệu); Nguồn đi vay 218.198 triệu đồng. Chi nhánh đã huy động được 30 tỷ đồng có thời hạn 1->5 năm bằng hình thức bán trái phiếu.
Như vậy, qua 5 năm nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đáng chú ý là nguồn vốn tự huy động đều tăng trưởng nhanh và ổn định không chỉ huy động ngắn hạn mà đơn vị đã thực
hiện cả huy động vốn có thời hạn trên một năm, số lượng huy động được đáp ứng yêu cầu sử dụng.
* Về sử dụng vốn:
Với phương châm và mục tiêu là lấy “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển" và với nguyên tắc "Hoạt động theo luật pháp và những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh" đồng thời được thể hiện chi tiết qua phương châm và khẩu hiệu hành động của từng thời kỳ. năm 1997 kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển được cụ thể hoá qua khẩu hiệu " An toàn trong tăng trưởng "thì năm 1998 là "Vững chắc trong tăng trưởng, hiệu quả, an toàn". Khẩu hiệu này luôn luôn đã thấm nhuần trong từng cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá. Kết quả sử dụng vốn qua các năm được thể hiện như sau: (Biểu 01)
Các chỉ tiêu về sử dung vốn trong tài sản có từ 1996 - 2000
Đơn vị tính: triệu đồng (Biểu 01)
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng tài sản có 158.921 252.363 254.314 322.113 640.652 Cho vay ngắn hạn 76.142 127.148 153.958 175.318 197.925 Cho vay trung hạn 52.399 66.217 47.915 85.984 42.675 Cho vay dài hạn 7.129 11.143 23.923 43.049 256.306 % Nợ quá hạn/ tổng dư
nợ
2,0 % 1,56 % 1,03% 0,5% 0,3%
Bảo lãnh là nghiệp vụ mới, trong 5 năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã và đang mở rộng các hoạt động bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện các hợp đồng kinh tế, bảo lãnh thanh toán nhập khẩu thiết bị cho các dự án, nhập khẩu vật tư cho sản xuất, đặc biệt là chi nhánh đã được Ngân hàng trung ương uỷ nhiệm ký hợp đồng bảo lãnh L/C, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn và tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng. Số liệu cụ thể qua 5 năm như sau:
Năm 1996 tổng giá trị bảo lãnh 1.153 triệu đồng. Năm 1997: 30.450 triệu đồng; năm 1998: 4.828 triệu đồng; năm 1999 tổng giá trị là 18.327 triệu đồng, tăng gấp 3,8 lần so năm 1998; năm 2000 tổng giá trị bảo lãnh là: 36.522 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 1999.
* Về hoạt động kế toán, kho quỹ:
Công tác kế toán - kho quĩ được duy trì có truyền thống, chất lượng ngày càng nâng cao, tổ chức hạch toán đầy đủ kịp thời ít xảy ra sai sót. Nghiệp vụ thanh toán điện tử luôn đảm bảo chính xác, thuận tiện, an toàn cho khách hàng và Ngân hàng. Trong công tác kho quĩ mặc dù trong những năm qua khối lượng thu, chi tiền mặt và các giấy tờ có giá rất lớn nhưng luôn đảm bảo an toàn và chấp hành tốt các nội qui qui định trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra trong 5 năm qua chi nhánh đã thực hiện các dịch vụ khác như chuyển tiền, v.v... đã góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể hàng năm.
* Kết quả kinh doanh:
Cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động, công tác quản trị điều hành của đơn vị có nhiều đổi mới, lấy kế hoạch kinh doanh làm công cụ điều hành, công tác kiểm tra kiểm soát làm công cụ quản lý thông qua những giải pháp cụ thể, đặc biệt là công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong kinh doanh. Qua 5 năm hoạt động kinh doanh, về cơ bản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã đảm bảo được mức doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng trung ương
giao; thu nhập đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh ngày được nâng cao và giữ được mức ổn định.
Kết quả kinh doanh 5 năm (1996- 2000)
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng chi phí 17.640 17.044 23.998 27.533 46.685 Lợi nhuận trước
thuế
1.454 7.006 4.342 4.064 5.364