Năm 1998: Chi nhánh Thanh Hoá được thông báo theo định hướng kế hoạch là 12 tỷ đồng (trong đó kinh tế trung ương là 1 tỷ, kinh tế địa phương là 11 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

là 12 tỷ đồng (trong đó kinh tế trung ương là 1 tỷ, kinh tế địa phương là 11 tỷ đồng). Trong năm đã ký hợp đồng phát vốn vay được 1 dự án thuộc kinh tế trung ương với số vốn là 1 tỷ đồng, đồng thời tích cực xem xét, phân loại, thẩm định đề nghị UBND tỉnh và Ngân hàng trung ương loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả. Đến cuối năm chi nhánh đã trình duyệt, ký hợp đồng tín dụng 3 dự án với tổng số vốn 11 tỷ đồng. Do ký hợp đồng vào cuối năm nên trong năm chỉ giải ngân được 3.070 triệu đồng. Doanh số thu nợ 20.019 triệu đồng và 140,571 USD. Dư nợ cuối năm 45.635 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 3,9%.

- Năm 1999: Ngay sau khi nhận được kế hoạch đầu tư xây dựng trong kế hoạch Nhà nước của 6 dự án với tổng số vốn 89.300 triệu đồng , ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá đã nhanh chóng thẩm định và được ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Trung ương chấp nhận duyệt cho vay cả 6 dự án. Doanh số cho vay trong năm 57.803 triệu đồng, trong năm đã tập trung thu nợ theo hợp đồng cam kết và khả năng trả nợ thực tế của các dự án vưọt 12,25% so kế hoạch trung ương giao. Dư nợ đến 31/12/1999 là: 83.899 triệu đồng và 150,000 USD. Nợ qúa hạn chỉ còn 561 triệu đồng (trong đó: Đá Vĩnh minh 239 triệu, Công ty lâm sản xuất khẩu 304 triệu), chiếm 0,66%, giảm so năm 1998: 3,24% (Thực chất nợ quá hạn giảm do cuối năm đã có thông báo xử lý nợ quá hạn theo thông tư liên bộ 03 xoá 586 triệu đồng cho Công ty chè- cà phê, khoanh nợ cho Công ty đá hoa 784 triệu đồng và Công ty tơ tằm 160 triệu đồng. Các đơn vị này đều đã giải thể hoặc kinh doanh thua lỗ kéo dài.)

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)