III/ Thực trạng công tác tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá:
2- Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với các dự án tại Ngân hàng ĐT và PT Thanh Hoá
Do đặc thù của hoạt động tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản ở Ngân hàng ĐT-PT Việt nam nói chung cũng như ngân hàng ĐT-PT Thanh hoá nói riêng chia làm 2 giai
đoạn: Giai doạn đầu là thực hiện có tính chất thử nghiệm việc xoá bỏ bao cấp trong XDCB, chỉ cho vay các dự án được ghi trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của Nhà nước. Giai đoạn sau các dự án được ghi trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của Nhà nước mang tính chất định hướng, ngoài ra ngân hàng còn tự huy động nguồn vốn, tự tìm dự án có hiệu quả để cho vay. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn 1990-1994:
Trong giai đoạn này thực hiện chủ chương cho vay các công trình xây dựng cơ bản trong kế hoạch Nhà nước theo quyết định 01 của Chính phủ, thông tư liên bộ 15/LB-UBKH-TC-NHNN ngày 5 tháng 01 năm 1990, chỉ thị 1300 HĐBT ngày 02 tháng 5 năm 1990, thông tư liên bộ 01 và thể lệ tín dụng dài hạn của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã tập trung sức lực thẩm định, xét duyệt trình ngân hàng trung ương chấp nhận cho vay 51 dự án của 42 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn cấp 65.007 triệu đồng/65.507 triệu đồng kế hoạch (Vì có 1dự án 500 triệu đồng đã ký hợp đồng tín dụng nhưng chủ đầu tư lại không vay nữa, số còn do ngân hàng thu hồi lại vì các đơn vị sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc ngân hàng cắt giảm qua khâu thanh toán). Nếu phân theo thành phần kinh tế, trong tổng số vốn cho vay ngành Công nghiệp chiếm 36%, ngành Nông nghiệp chiếm 27%, Xây dựng 23%, giao thông 6%, y tế 5%, các ngành khác 3%. Cùng với việc cho vay trung, dài hạn bằng VND ngân hàng còn cho vay các dự án được: 605.144 USD để nhập máy móc thiết bị cho sản xuất Công nghiệp chiếm 92,5%, còn lại là khối xây lắp. Đến nay các dự án hoạt động tốt, trả nợ ngân hàng đảm bảo. Đồng thời qua quá trình thẩm định cho vay ngân hàng ĐT-PT Thanh hoá đã kiên quyết loại trừ một số dự án không đủ điều kiện vay với số vốn ghi trong kế hoạch định hướng trên 6 tỷ đồng. Cùng với việc cho vay công tác thu nợ luôn được quan tâm đúng mức, trong 5 năm thu nợ 24.602 triệu đồng vượt so cam kết đã ký giữa ngân hàng và đơn vị 105,3%.
- Xét về mặt hiện vật: công tác tín dụng đầu tư XDCB thời kỳ này đã tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm chủ yếu từ nguyên liệu địa phương, điển hình là tạo vùng chuyên canh mía đường thuộc 4 huyện giải quyết đủ nguyên liệu cho Nhà máy đường Lam sơn nâng công suất nhà máy từ 15.000 tấn lên 21.000 tấn/năm, đồng thời nâng
cao chất lượng từ đường vàng thành đường trắng. Đưa công suất Nhà máy bia từ 3.600 lít lên 10 triệu lít năm, nâng cao công suất, chất lượng các nhà máy giấy...
- Xét về mặt giá trị: vốn tín dụng đầu tư XDCB đã làm tăng doanh thu của các doanh nghiệp bình quân trên 300 tỷ đồng/năm, tăng lợi nhuận trên 7 tỷ, nộp ngân sách trên 6 tỷ đồng.
- Về mặt xã hội: Đã giải quyết việc làm cho 2.890 lao động, chưa kể số lao động trong vùng nguyên liệu mía, giấy.
Như vậy, từ năm 1990- 1994 ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá đã bám sát định hướng kế hoạch của Nhà nước, thực hiện cho vay các công trình trọng điểm, dự án mũi nhọn của tỉnh như dự án chè đen xuất khẩu, xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu, dây chuyền khai thác đá nhập của ITALIA... Qua quá trình cho vay, thu nợ ngân hàng đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp kịp thời thu hồi vốn vay sử dụng sai mục đích như dây chuyền khai thác đá của Công ty đá hoa 150 triệu đồng và 10.000 USD, công ty may 49 triệu đồng. Từ đó góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong XDCB...
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đựơc thì công tác tín dụng trung, dài hạn thời kỳ này còn bộc lộ một số tồn tại như:
Vẫn còn tư tưởng phục vụ như thời bao cấp, nghĩa là không kiên quyết loại trừ một số dự án trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh ra khỏi kế hoạch cho vay tuy khi thẩm định đã thấy dự án không thực sự có hiệu quả kinh tế. Thực tế đã chứng minh những do dự của ngân hàng là đúng. Đến 31 tháng 12 năm 1994 một số dự án không có khả năng trả nợ theo như cam kết với tổng số vốn: 1.741 triệu đồng chiếm 3,57% so tổng số vốn đã cho vay. Đó là
+ Dự án chè đen xuất khẩu của Công ty chè cà phê: 586 triệu đồng. Tuy ngân hàng chỉ cho vay phần vỏ bao che nhưng do thiết bị nhập của Nga là thiết bị cũ, không đồng bộ nên khi đầu tư xong Nhà máy hoạt động kém, mặt khác lại mất thị trường đông âu nên không có khả năng trả nợ.
+ Xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu của Công ty dâu tằm tơ: 160 triệu đồng do mua thiết bị lạc hậu, nên tơ xản suất ra không đủ phẩm cấp xuất khẩu, đến nay công ty đã giải thể.
+ Dây chuyền sản xuất đá nhập từ ITALIA của Công ty đá hoa xuất khẩu: 756 triệu đồng do nhập thiết bị đồng bộ nhưng không phù hợp vói khai thác núi đá ở thanh hoá nên không lắp đặt được.
+ Xí nghiệp đá Vĩnh minh: 239 triệu đồng do sản xuất không hiệu quả.
2. Giai đoạn 1995-2000:
Thực hiện các quyết định 2919/TTg ngày 29/5/1995 và QĐ959-KTTK ngày 3/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định rõ nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển. Chi nhánh Thanh Hoá đã bám sát mục tiêu, kế hoạch định hướng của trung ương và địa phương để chủ động tham gia cùng các ngành, các chủ đầu tư lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Đặc biệt là tập trung xem xét khả năng thu hồi vốn và trả nợ Ngân hàng. Khối lượng tín dụng cấp qua các năm đều tăng, nhất là tín dụng đầu tư cho các nghành Công nghiệp, xây dựng. Đến 31/12/2000 tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn đã đạt 298.981 triệu đồng và chiếm 60% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng... Tình hình hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Thanh Hoá qua các năm như sau: (Biểu 09)
Biểu 10: Phân tích nợ quá hạn tín dụngTrung, Dài hạn (1997-2000)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000
I/ TD trung hạn
-Dư nợ quá hạn đầu năm 120 20 20 20 -Phát sinh nợ quá hạn trong năm 100 0 0 0 -Thu nợ quá hạn trong năm 200 0 0 0 - Dư nợ quá hạn đến 31/12 20 20 20 100 Trong đó:+Nợ quá hạn thông thừơng 0 0 0 0 +Nợ quá hạn khó đòi 0 0 0 0 +Nợ quá hạn không đòi được 20 20 20 20 I/ TD Dài hạn
-Dư nợ quá hạn đầu năm 960 2.005 1.837 857 -Phát sinh nợ quá hạn trong năm 1.217 93 304 0 -Thu nợ quá hạn trong năm 172 261 1.580 857 - Dư nợ quá hạn đến 31/12 2.005 1.837 561 857 Trong đó:+Nợ quá hạn thông thường 266 98 0 0 +Nợ quá hạn khó đòi 1.379 0 0 0 +Nợ quá hạn không đòi được 0 1.739 561 561
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy doanh số cho vay và thu nợ của loại tín dụng này đều tăng. Trong 5 năm ngân hàng đã cho vay được 103 dự án, gồm 41 dự án dài hạn theo kế hoạch Nhà nước với tổng số vốn 345.514 tỷ đồng, 62 dự án trung hạn với tổng số vốn 80.220 tỷ đồng và 2,654,955 USD. Cùng với việc cho vay ngân hàng đã đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, doanh số thu nợ của hầu hết các dự án đều vượt so cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng, nhất là các dự án trung hạn. Đồng thời trình lên các cấp có thẩm quyền xử lý được 1.580 triệu đồng dư nợ quá hạn từ giai đoạn trước (xóa 586 triệu, khoanh 994 triệu) Đến 31/12/1999 dư nợ quá hạn chỉ còn 857 triệu đồng, 0,34 % so tổng dư nợ TD trung, dài hạn (Trong đó có 304 triệu của 1 dự án mới phát sinh cho vay trong năm 1995). Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về tín dụng trung hạn