IV/ Những kết quả và tồn tại rút ra từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá
1- Những kết quả đạt được:
Có thể nói công tác tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đánh giá một cách tổng quát là đó là: không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét thẩm định dự
án, tính toán hiệu quả một cách kỹ lưỡng, chấp hành đầy đủ các thủ tục, qui chế xét duyệt cho vay. Hàng năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã bám sát các mục tiêu kế hoạch định hướng của tỉnh và của ngành chủ động tham gia vào việc lựa chọn dự án có hiệu quả, có tính khả thi. Chủ động tiếp cận dự án tìm hiểu hoạt động của khách hàng, đi sâu phân tích kỹ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Mặt khác đi sâu phân tích kỹ các điều kiện đảm bảo vốn vay như tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, bảo lãnh với quan điểm cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, mở rộng thị trường và tạo việc làm cho người lao động. Góp phần vào việc làm lành mạnh tài chính khách hàng vay vốn, và phát triển kinh tế tại địa phương; Trình độ CB của chi nhánh ngày càng nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt là từ đầu năm 1999 dừng quyết định số 13 của chính phủ - chủ trương của Chính phủ là Tín dụng trung, dài hạn theo kế hoạch Nhà nước chuyển sang Quỹ hỗ trợ Đầu tư Quốc gia trực tiếp cho vay. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã đổi mới cách nghĩ cách làm, chủ động tiếp cận khách hàng ngay từ khi có chủ trươg đầu tư, tham gia tư vấn cho khách hàng trong việc lập dự án... tìm cơ hội tham gia đầu tư bằng tín dụng trung, dài hạn thương mại. Đã chú ý mở rộng cho vay bằng hình thức tín dụng này đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: các doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế trang trại.v.v… Những đánh giá cụ thể là:
- Đa số các dự án được đầu tư hàng năm theo đúng định hướng của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh đảng bộ đề ra và chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
- Những dự án đầu tư, những phương án sản xuất kinh doanh xin vay vốn đều là những phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội. Đây cũng là một yếu tố được chi nhánh quan tâm hàng đầu. Hầu như gần 100% các dự án được đầu tư trong giai đoạn 1996- 2000 sau khi đưa vào sử dụng đều có hiệu quả kinh tế rõ rệt, nó đã tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá cho địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh, tạo nên các vùng kinh tế mới, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành. Nâng công suất nhà máy
đường Lam sơn lên 6.000 tấn mía/ngày tương đương 100.000 tấn đường/ năm, lao động nông nghiệp có việc làm và nâng cao thu nhập. Đặc biệt là thông qua vốn đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (cùng với tổ chức tín dụng khác và vốn tự có) đã góp phàan chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại lực lượng dân cư; giải quyết tốt quan hệ công nghiệp - nông nghiệp làm cho cả vùng mía thuộc nhiều huyện phía tây, tây nam và phía bắc của Thanh Hoá từ chỗ đất xấu, dân nghèo trở thành vùng kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.
- Thông qua tín dụng đầu tư đối với các dự án, Ngân hàng tác động đến hạch toán kinh tế, làm lành mạnh tình hình tài chính và đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc thể lệ tín dụng trung, dài hạn. Bởi vì Ngân hàng chỉ xem xét đầu tư cho các dự án tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp có khả năng trả nợ được chắc chắn. Vì vậy, để được đầu tư vốn, doanh nghiệp phải bảo vệ được dự án đầu tư với Ngân hàng, qua đó Ngân hàng cùng với doanh nghiệp xem xét lại một cách tỷ mỷ, sự cần thiết phải đầu tư, qui mô đầu tư, nguồn vốn tham gia đầu tư... Xác định tính toán kỹ các yếu tố chi phí để có giá thành hợp lý, từ đó xác định được nguồn trả nợ và thời gian thu hồi vốn. Thông qua việc thẩm định Ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh dự án vay vốn đảm bảo đúng trình tự và đảm bảo được hiệu quả kinh tế sau khi đầu tư. Mặt khác cũng qua việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay tín dụng trung, dài hạn, Ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp xem xét lại công nợ, tính toán lại những khoản phải thu, phải trả và tìm biện pháp giải quyết góp phần từng bước làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp. Đi đôi với việc đầu tư trung, dài hạn Ngân hàng đã xem xét đến việc đầu tư cho vay khép kín, cho vay bổ sung vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy chất lượng công tác tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá ngày càng được nâng cao ngay từ khâu tìm kiếm dự án để đầu tư, sau khi đi vào sản xuất các dự án đảm bảo trả nợ ngân hàng đạt và vượt kế hoạch. (Đến 31/12/2000 số nợ tồn đọng chủ yếu phát sinh trong giai đoạn 90-94, chỉ có 1 dự án dài hạn của Công ty lâm sản xuất khẩu sau khi đầu tư thì Nhà nước cấm xuất khẩu gỗ nên hiện nay công ty đã ngừng sản xuất.
Qua số liệu biểu 9 và 10 cho thấy tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá luôn tăng tưởng, năm 1996 dư nợ là 59.528 triêu/ tổng dư nợ 135.670 triệu, chiếm 43,8% thì cuốí năm 2000 dư nợ là 298.982 triệu/ tổng dư nợ 496.906. Như vậy dư nợ tín dụng trung, dài hạn đến tháng 12/2000 gấp 5 lần so với năm 1996, tỷ trọng chiếm 60% trong tổng dư nợ tín dụng các loại, tuy tỷ trọng này đối với hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại là cao nhưng xuất phát từ vai trò chức năng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên vẫn hợp lý. Về nợ quá hạn, năm 1996 tỷ lệ nợ quá hạn của TD trung, dài hạn so với dư nợ của chính loại này chiếm 2% thì đến 31/12/2000 chỉ chiếm 0,33%, trong khi đó dư nợ tăng gấp 5 lần. Mặt khác TD trung, dài hạn bằng ngoại tệ không có nợ quá hạn. Qua đó cho thấy chất lương hoạt động TD trung dài hạn 5 năm qua rất đảm bảo. Từ đó đã góp phần tăng thêm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác qua tín dụng đầu tư đối với các dự án đòi hỏi bản thân cán bộ Ngân hàng đặc biệt là số cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh hiện nay.
Tín dụng, trung dài hạn đối với các dự án 5 năm qua đã góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong xây dựng cơ bản. Trong những năm trước đây trên địa bàn Thanh Hoá tình hình vi phạm về lĩnh vực xây dựng cơ bản ở các dự án, công trình là khá phổ biến, các chủ đầu tư chưa triệt để tuân thủ các qui định của Chính phủ về quản lý XDCB. Thời gian gần đây thông qua hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng đã và đang từng bước đưa lĩnh vực này vào kỷ cương nề nếp. Đã có sự phối hợp chặt chễ giữa các ngành với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên các dự án trước khi được ghi vào kế hoạch đầu tư năm của Tỉnh đều được gửi qua Ngân hàng tham gia ý kiến. Bởi vì để thực hiện tốt qui trình tín dụng đầu tư, Ngân hàng chỉ khảo sát trình duyệt những dự án có đủ căn cứ, điều kiện theo đúng qui định của Nhà nước và của ngành. Vì vậy các chủ đầu tư phải chuẩn bị tốt luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự toán hoặc hợp đồng kinh tế. Theo yêu cầu của Ngân hàng, để Ngân hàng thẩm định, trình duyệt và cho vay. Thông qua việc kiểm tra của Ngân hàng phát hiện chủ dự án có vi phạm về sử dụng vốn sai mục đích, giá cả, chủng loại thiết bị... thì Ngân hàng đề nghị yêu cầu các chủ dự án
phải thực hiện theo đúng cam kết và chấp hành đầy đủ định mức giá cả theo đúng qui định hiện hành.