Các vấn đề về kỹ thuật gắn với kinh tế đầu tư:

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

III/ Thực trạng công tác tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá:

2. Các vấn đề về kỹ thuật gắn với kinh tế đầu tư:

a. Địa điểm xây dựng: Phân xưởng mới 4.000 tấn mía/ngày được xây dựng trên khu đất nằm ngay cạnh hàng rào phía Tây Nam phân xưởng hiện tại, rất thuận lợi cho việc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và điều hành sản xuất.

c. Công suất thiết kế: Công suất thiết kế là: 4.000 tấn mía/ngày (tương đương sản xuất 70.000 tấn đường - vụ) phù hợp với vùng nguyên liệu ngày càng tăng cho ra sản phẩm đường thô và đường tinh luyện.

d. Công nghệ thiết bị và đơn vị cung cấp thiết bị:

+ Giới thiệu về đơn vị cung cấp thiết bị: Sau khi mở thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo công văn số 847 ngày 24/2/1997 chọn TUSHUKISHIMAKIKAL Co Ltd (TSK - Nhật Bản) là đơn vị trúng thầu cung cấp thiết bị cho nhà máy.

+ Hãng này đã có hàng trăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo thiết bị sản xuất đường, đặc biệt là thiết bị tinh luyện đường, các thiết bị máy móc cơ khí động lực, điện tử và tự động hoá sản xuất (qua khảo sát tình hình thực tế cho thấy một trong những nhà máy được hãng cung cấp thiết bị là: Nhà máy đường Biên Hoà từ năm 1960 đến nay vẫn hoạt động tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao nhất nước ta hiện nay).

+ Hãng TSK còn chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật và công nghệ cho toàn bộ dây chuyền, kể cả phần thiết bị (chiếm hơn 30%) được chế tạo tại Việt Nam bảo đảm chất lượng đồng bộ cho cả dây chuyền sản xuất.

- Công nghệ thiết bị:

+ Thiết bị do hãng cung cấp được chế tạo tại Nhật Bản có chất lượng đặc biệt cao hoạt động ổn định, dễ vận hành bảo trì, đã được nhiệt đới hoá tốt phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, không tác động có hại đến điều kiện làm việc của công nhân.

+ Suất đầu tư tính riêng phần thiết bị của dự án là 8.731USD/tấn thấp hơn so với suất đầu tư của Nhà máy đường liên doanh Việt Nam - Đài Loan, BOURBON - Tây Ninh, TATE&LYLE - Nghệ An.

Nguồn cung cấp nguyên liệu từ 9 huyện và 4 Nông trường theo bảng diện tích đất trồng mía và kết quả sản xuất vụ 1996-1997 và 1997-1998 dưới đây:

Biểu số 03 Diện tích Diện tích Diện tích vụ 97-98 T T

Đơn vị trồng mía đất qui hoạch mía vụ 96-97 Lưu gốc (ha) Trồng mới (ha) Tổng số (ha) SL dự kiến (tấn) Tổng số 16.706 6.400 3.877 3.555 7.432 425.000

1 Nông trường Sao Vàng 800 716 447 213 660 37.000 2 Nông trường Lam Sơn 400 260 210 120 330 18.000 3 Nông trường Sông Âm 350 335 220 150 370 22.000 4 Nông trường Thống

Nhất

450 345 248 218 446 28.000

5 Huyện Thọ Xuân 4.468 2.257 1.153 1.028 2.181 119.000 6 Huyện Ngọc Lặc 4.536 1.335 846 1.096 1.943 116.000 7 Huyện Thường Xuân 1.437 641 438 315 753 45.000 8 Huyện Triệu Sơn 1.373 334 212 139 351 19.000 9 Huyện Thiệu Yên 400 1.667 97 131 228 14.000 10 Huyện Cẩm Thuỷ 695 10 6 98 104 7.000 11 Huyện Như Thanh 350 24 24 lấy giống

12 Huyện Như Xuân 1.200 22 22 lấy giống 13 Huyện Lang Chánh 247

* Số liệu trên cho thấy, chỉ tính riêng vụ 1997-1998 với diện tích: 7.432ha sẽ có sản lượng mía cung cấp là: 425.000 tấn mà với năng lực thiết bị chỉ đạt 2.100 tấn mía/ngày thì phải ép trong 202 ngày (425.000/2.100) trong khi định mức cho phép vụ mía chỉ ép tối đa 180 ngày/năm. Như vậy nguồn cung cấp ngày càng tăng vượt xa năng lực thiết bị hiện có, với tốc độ phát triển vùng nguyên liệu cả về diện tích và năng suất như trên để đảm bảo ép hết nguyên liệu mía buộc Công ty phải ép kéo dài thời gian ra tận tháng 5 và tháng 6, từ đó làm cho trữ lượng đường trong mía về cuối vụ giảm, do vậy không những làm cho năng suất chất lượng đường của Công ty giảm mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía, vì vậy để việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao thì cần phải đầu tư thêm một phân xưởng đường nữa là tất yếu và hợp lý với vùng nguyên liệu ngày càng tăng.

f. Thị trường tiêu thụ:

Việc bán hàng của dự án có điều kiện thuận lợi đó là sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường qua hệ thống các bạn hàng lớn, tin cậy và các đại lý bán buôn, bán lẻ ở khắp miền Bắc và miền Trung. Sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nằm ổn định vào khoảng 100.000 tấn (trong đó phần tăng thêm là 70.000 tấn). Để tiêu thụ tốt công ty tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, kế hoạch bán hàng tại các thị trường như bảng dưới đây: (Biểu số 04)

Biểu số 04: Thị trường tiêu thụ (phần tăng thêm) T T Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Ghi chú

SL (tấn)phân theo miền

47.000 55.000 70.000

1 Miền Bắc 39.000 45.000 56.000 Thị trường truyền thống - Đường vàng tinh

khiết

- Đường tinh luyện

19.000 20.000 22.500 22.500 28.000 28.000

2 Miền Trung 9.000 10.000 14.000 P/ triển thị trường mới - Đường vàng tinh

khiết

- Đường tinh luyện

4.500 4.500 5.000 5.000 7.000 7.000

Hiện tại Công ty phân phối sản phẩm thông qua một hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh từ Quảng Bình trở ra gồm 220 đại lý bán buôn, bán lẻ được tổ chức thành hệ thống hoạt động có hiệu quả. Trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động, sản lượng đường hàng năm công ty đạt khoảng 100.000 tấn. Để tổ chức tiêu thụ tốt công ty sẽ tăng cường khâu tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, mặt khác tiếp tục củng cố mở rộng hệ thống các đại lý bán buôn ở khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Tổ chức phương tiện vận chuyển đưa sản phẩm tới tận nơi tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)