Kiểm tra các điều kiện thực thi của dự án:

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

III/ Thực trạng công tác tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá:

b. Kiểm tra các điều kiện thực thi của dự án:

+ Vốn đầu tư:

- Phân tích, đánh giá mức độ chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư, dự tính các yếu tố tác động có thể làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư (nếu có).

- Việc kiểm tra, xác định mức vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết. Phải lưu ý phát hiện và hạn chế ngăn ngừa cả hai khuynh hướng của người lập dự án và chủ đầu tư:

Một là: Tính toán vốn đầu tư thật cao để tranh thủ vốn, gây nên tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả đầu tư của dự.

Hai là: Tính toán đầu tư vốn thật thấp để tăng hiệu quả đầu tư một cách giả tạo, dẫn đến quyết định đầu tư sai lệch và gây khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư vì thiếu vốn...

- Tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy, việc kiểm tra phân tích nhu cầu về vốn đầu tư không chỉ đối với vốn cố định mà còn xem xét, dự tính nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới)

hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án đầu tư mở rộng hay đầu tư chiều sâu) để sau khi hoàn thành đầu tư, dự án có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Trong trường hợp công trình đã có tổng dự toán được lập và phê duyệt đúng qui định của Nhà nước về quản lý giá XDCB thì số liệu về mức vốn đầu tư đưa vào tính toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư của dự án chính là tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nguồn vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

Chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư dự án. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn tự có, vốn góp, vốn ngân sách, vốn vay... Để đảm bảo dự án có đủ nguồn vốn đầu tư, cần kiểm tra xác định các nội dung sau:

- Các căn cứ và biện pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư dự án.

- Xác định mức vốn cần cho vay trên cơ sở các số liệu về tổng vốn đầu tư dự án và các nguồn vốn khác đảm bảo chắc chắn sẽ tham gia đầu tư dự án.

- Hình thức vốn đầu tư: Bằng tiền VNĐ, ngoại tệ. Bằng hiện vật như tài sản cũ, thiết bị vay trả chậm, nguyên liệu, các dạng khác.

- Xác định tiến độ thực hiện chi phí vốn (lịch bỏ vốn). + Phân tích, đánh giá khả năng đầu vào của dự án:

- Xác định, kiểm tra trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật, các nhu cầu và yếu tố đầu vào cho từng loại sản phẩm. Tính toán nhu cầu cần thiết cho sản xuất kinh doanh hàng năm.

- Khả năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở phân tích nội dung trên, nêu những thuận lợi và những bất lợi, kiến nghị biện pháp khắc phục (nếu có).

+ Xem xét đánh giá về năng lực của các đơn vị cung cấp máy móc thiết bị cho dự án.

+ Khả năng quản lý, kinh doanh của chủ đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh loại sản phẩm của dự án.

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)