Một số khó khăn tồn tại:

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

IV/ Những kết quả và tồn tại rút ra từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá

2- Một số khó khăn tồn tại:

Qua thời gian thực hiện tín dụng đầu tư đối với các dự án, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện còn có những tồn tại khó khăn như sau:

Thứ nhất: Chấp hành điều lệ quản lý xây dựng cơ bản

+ Hầu hết các dự án khi đưa đến Ngân hàng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chưa đảm bảo quy trình được ban hành.

+ Nhà nước làm, xây dựng, duyệt quy hoạch và chỉ đạo cụ thể việc các doanh nghiệp sản xuất cái gì, bao nhiêu, bán cho ai... dẫn đến nếu ngân hàng thẩm định theo quy trình sẽ chậm trễ, thậm chí không đầu tư là tạo thế đối lập với chính quyền cấp tỉnh bởi ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà việc lý giải không phải dễ dàng.

+ Việc xét duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư cũng có nhiều vấn đề bất cập, nhất là chưa xác định rõ trách nhiệm của các khâu lập và xét duyệt dự án trong đầu tư.

Trong thời gian qua một số dự án chất lượng luận chứng kinh tế kỹ thuật chưa đạt yêu cầu so với điều lệ XDCB (kể cả những dự án được duyệt luận chứng trước khi ghi kế hoạch), một số dự án được ghi kế hoạch trước khi phê duyệt luận chứng. Chính khâu chuẩn bị đầu tư làm chưa chu đáo, hồ sơ dự án không đầy đủ nên dẫn tới tình trạng làm vội, thiếu cân nhắc tính toán kỹ dẫn tới sau đầu tư có dự án không phát huy được hiệu quả hoặc không tiêu thụ được sản phẩm như kế hoạch dự tính do thiết bị lạc hậu, không đồng bộ.

Thứ hai: Về chủ trương đầu tư tín dụng trong những năm qua nhìn chung là đúng hướng. Nhưng việc bố trí kế hoạch tín dụng hàng năm thường chậm, do đó ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của dự án và tiến độ phát vốn vay của chi nhánh thường phải kéo dài qua nhiều năm. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu đầu tư ở các ngành chưa hợp lý. Ví dụ như sản xuất gạch tuy-nen (đầu tư nhiều dự án, nhiều chủ đầu tư trên một địa

bàn, qui mô lại lớn) mặt dù sản phẩm làm ra đạt chất lượng song thị trường tiêu thụ không hết làm xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (về giá). Hơn nữa, Nhà nước - Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi rõ ràng (trợ giá, thuế) cho những dự án mũi nhọn của tỉnh, nhất là những dự án bị mất thị trường do chính sách của Nhà nước nên gây nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn đúng kế hoạch của ngân hàng.

Thứ ba: Đối với khách hàng:

+ Việc xây dựng các dự án đầu tư hoặc những mặt hàng chưa được xác định theo một chiến lược tổng thể, nên khi vay vốn xây dựng xong dự án, thì không phát huy được hiệu quả kinh tế.

+ Năng lực tài chính của khách hàng vay còn quá mỏng và yếu. Nhất là trên địa bàn Thanh hoá ít doanh nghiệp lớn, hơn 85% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có chỉ chiếm 2-5% tổng nguồn vốn, nhiều dự án vay vốn ngân hàng 100% làm cho khả năng tự bù đắp rủi ro của các doanh nghiệp là vô cùng nhỏ bé. Bên cạnh đó chất lượng, gía cả hàng hoá của các doanh nghiệp lại thiếu sức cạnh tranh và thị trường không ổn định, mặt khác các nhà doanh nghiệp Việt nam khả năng quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn vốn vay.

+ Một số doanh nghiệp còn nặng về tranh thủ nguồn vốn, chưa quan tâm triệt để đến khả năng hoàn trả vốn (nhất là khi mới triển khai tín dụng dài hạn), chưa chấp hành nghiêm túc điều lệ xây dựng cơ bản, thể lệ qui định của Ngân hàng, quản lý vốn vay chưa chặt chẽ, sử dụng sai mục đích, chưa sử dụng triệt để nguồn vốn tự có để đầu tư vào dự án (vốn tự có tham gia ít) có doanh nghiệp đưa vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến giá thành công trình cao ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ ngân hàng. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp mới quan tâm đến trả gốc vốn vay mà chưa quan tâm đúng mức đến trả lãi, nhất là lãi vay thi công của các dự án dài hạn (đến 31/12/2000 số lãi chưa thu trung hạn: 3.008 triệu đồng, tăng 52,35% so 1999. Lãi chưa thu dài hạn: 14.843 triệu đồng, tăng so 1999 là 104,03%)

Thứ tư: Trong những năm qua, Ngân hàng mới tập trung đầu tư tín dụng trung, dài hạn vào các ngành kinh tế quốc doanh là chủ yếu, tỷ trọng đầu tư loại hình TD này cho khách hàng ngoài quốc doanh còn rất ít.

Năng lực thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp của cán bộ ngân hàng mà trước hết là cán bộ tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế.

+ Đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác thẩm định cho vay dự án thiếu hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành, còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.

+ Việc thẩm định dự án có những trường hợp chưa sâu do thiếu thông tin hoặc nắm bắt thông tin không kịp thời... đặc biệt là về chất lượng, giá cả thiết bị, công nghệ; về thị trường tiêu thụ sản phẩm đáng chú ý là thị trường nước ngoài bao tiêu sản phẩm. Vì vậy chưa phát hiện được hết những vấn đề bất cập trong dự án (rủi ro tiềm ẩn), mặt khác việc tìm hiểu nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp còn chậm, chưa sâu, quá trình cho vay (rải ngân) kiểm tra kiểm soát có lúc chưa chặt chẽ, cho nên chậm phát hiện những sai sót của doanh nghiệp.

- Tuy đã có nhiều cố gắng để thẩm định hết các dự án với chất lượng ngày càng đảm bảo nhưng chất lượng thẩm định dự án, phân tích đánh giá hiệu quả còn chưa cao, mới dừng lại ở thủ tục hành chính theo các quy định trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, chưa đánh giá sâu về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố đầu vào về đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành, giá bán..., chưa dự đoán được những tiềm ẩn rủi ro dẫn đến việc trả nợ khó khăn hoặc buộc phải xin gia hạn nợ.

- Tồn tại khác:

+ Hầu hết các dự án theo kế hoạch Nhà nước vốn đầu tư vay ngân hàng gần 100% nên khả năng trả nợ kéo dài, hiệu quả dự án thấp.

+ Cơ chế chính sách về cho vay thay đổi liên tục cũng ảnh hưởng đến việc tín dụng đầu tư. Mặt khác, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý dự án còn yếu

+ Hệ thống thông tin kinh tế, thị trường, giá cả nói chung và thông tin rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói riêng đều đang ở trong tình trạng phân tán, kếm hiệu quả, quy mô nhỏ bé, không đầy đủ và thiếu chính xác. Do hạn chế thông tin ở tầm vĩ mô nên hiệu quả đầu tư của dự án thực tế khác rất xa so với hiệu quả trong tính toán ban đầu của quá trình thẩm định dự án.

+ Chưa có hệ thống tiêu thức thống nhất trong và ngoài nghành ngân hàng nhằm phân loại những doanh nghiệp (trước hết là doanh nghiệp Nhà nước) để ưu tiên vốn đầu tư, ưu tiên sắp xếp, củng cố hoặc loại trừ khỏi đời sống kinh tế.

Có được kết quả trên bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá đã thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn- những biện pháp đó là:

- Xác định được mục tiêu chiến lược của công tác tín dụng đầu tư trung dài hạn của mình.

- Chủ động bám sát chủ trương kế hoạch đầu tư của địa phương, phối hiệp và đấu mối với các ngành, các sở có liên quan để tìm dự án đầu tư, qua đó xây dựng kế hoạch về huy động vốn, mở rộng cho vay và kế hoạch cho vay thu nợ, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tín dụng trung dài hạn.

- Xác định không chỉ tập trung cho vay các dự án thuộc doanh nghiệp Nhà nước mà đã mở rộng cho vay các doanh nghiệp thuộc kinh tế ngoài quốc doanh; không chỉ cho vay đến doanh nghiệp mà còn thông qua doanh nghiệp cho vay đến cán bộ côg nhân viên mua cổ phần của doanh nghiệp (Đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá).

- Nâng cao chất lượng trong việc thẩm định dự án từ việc nghiên cứu dự án, nắm bắt thông tin và đánh giá hiệu quả dự án và tình hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, không chỉ đánh giá tình hình trong một năm mà đánh giá phân tích tình hình 2- >3 năm gần nhất và mức độ phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới. Mặt khác chấp hành và thực hiện đảm bảo đúng qui trình thẩm định, nguyên tắc cho vay.

- Chỉ ký kết HĐTD khi dự án thẩm định xét thấy hiệu quả và giải ngân khi đã có khối lượng, không làm ẩu.

- áp dụng lãi suất linh hoạt cả trong huy động và cho vay trung, dài hạn trên cơ sở hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Xắp xếp bố trí lại và phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho các phòng tín dụng, thành lập tổ Thẩm định. Thực hiện cho vay khép kín đối với một khách hàng nghĩa là khách hàng vay nhiều hình thức chỉ tập trung đầu mối vào một phòng. Qua đó tránh phiền hà và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn trong quá trình SXKD của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng tín dụng của chi nhánh cũng như phương pháp làm việc của cán bộ. Đồng thời chỉ bố trí cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng có trình độ Đại học trở lên và có phẩm chất đạo đức, am hiểu pháp luật.

- Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm công tác thẩm định dự án đầu tư, thông qua việc tổng kết đánh giá lại hiệu quả dự án đã đầu tư để rút ra những mặt được và chưa được.

Tuy đã có cố gắng đẩy mạnh cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn nhưng vẫn còn những việc chưa làm được là:

- Việc phối hợp với các ngành, các sở để nắm bắt chủ trương, tìm khách hàng tuy đã quan tâm nhưng chưa tích cực, chưa chủ động.

- Trong quá trình nghiên cứu thẩm định dự án khi thấy hiệu quả chưa cao còn thận trọng, từ chối không đầu tư hoặc chưa mạnh dạn tham mưu cho tỉnh để điều chỉnh. Nhiều thông tin về kinh tế kỹ thuật của những dư án sản xuất sản phẩm mới chưa có đủ và chưa chính xác.

- Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chưa thường xuyên.

- Có dự án tài sản thế chấp thiếu, hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 không có không đảm bảo theo qui định của Chính phủ. Mặt khác, pháp luật chưa đồng bộ lại có xu hướng hình sự hoá hoạt động ngân hàng nên những dự án khi thẩm định không có hiệu quả nếu cho vay khả năng rủi ro là không tránh khỏi mà nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của ngân hàng huy động.

- Chi nhánh còn nặng về hiệu quả kinh tế của dự án và lợi nhuận mang lại cho ngân hàng.

- Đối với khách hàng: có khách hàng lập dự án chưa tính toán kỹ thậm chí thiếu cơ sở khoa học để đánh giá hiệu qủa dự án.

Một phần của tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)