Xây dựng qui trình phù hợp về quản lý thuế với hộ kinh cá thể Về bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (lấy ví dụ ở địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 101 - 105)

ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH

3.2.2. Xây dựng qui trình phù hợp về quản lý thuế với hộ kinh cá thể Về bộ máy quản lý

Về bộ máy quản lý

- Thực hiện việc phân cấp nguồn thu từ các hộ kinh doanh cá thể cho UBND các xã, phường thay vì uỷ nhiệm thu tồn bộ các khoản thu từ các hộ kinh doanh cá thể cho UBND các phường xã (đối với các hộ kinh doanh trên đường phố, ngõ, xóm) và Ban quản lý Chợ (đối với các hộ kinh doanh trong Chợ. Vì thực chất của uỷ nhịêm thu là hợp đồng cơng việc mà đã là hợp đồng cơng việc thì có thể nhận và cũng có thể khơng, do đó trách nhiệm pháp lý không cao. Gắn chặt trách nhiệm của UBND các xã, phường và cán bộ được phân công nhiệm vụ thu bằng Luật pháp, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi. Cơ quan thuế chỉ hướng dẫn nghiệp vụ, tổng hợp số liệu và kiểm tra việc thực hiện của cơ quan được uỷ nhiệm thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện tập huấn nghiệp vụ thu thuế cho các uỷ nhiệm thu để đảm bảo kỹ thuật hành thu tối thiểu trên chứng từ thu, hạn chế sai sót.

- Mơ hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể theo hướng phân cấp nguồn thu sẽ chuyển công việc thu thuế của cán bộ đội thuế phường xã thành việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là chủ yếu. Như vậy Đội thuế các xã, phường sẽ tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh

của các hộ. Việc lập bộ thuế, thông báo thuế, giải quyết miễn, giảm thuế vẫn phải do cơ quan thuế thực hiện.

- Các Đội thuế tổ chức bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ ngay tại Đội thuế phường xã để giải quyết các vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế và cả cơ quan được uỷ nhiệm thu thuế. Điều này do trên thực tế, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của Chi cục thuế đang thực hiện cơ chế “một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tuy nhiên đối tượng mới chỉ các là các loại hình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Tỷ lệ các hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ này là rất ít. Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các hộ sẽ tăng lên khi uỷ nhiệm thu toàn bộ các hộ kinh doanh và yêu cầu bắt buộc trong sử dụng hoá đơn. Việc các Đội thuế hiện đang được bố trí theo đúng địa bàn quản lý cũng thuận tiện cho công tác hỗ trợ, tuyên truyền hơn.

- Do việc thu thuế các hộ kinh doanh cá thể đã được giao cho UBND các phường, xã nên về tổ chức bộ máy đội thuế các xã, phường được thu hẹp lại ưu tiên cho công tác tuyên truyền và kiểm tra hồ sơ khai thuế, như vậy việc quản lý đối với các đối tượng nộp thuế sẽ rất chuyên sâu. Về chức năng cưỡng chế nợ thuế ở Chi cục thuế sẽ giao cho Đội kiểm tra thuế thực hiện. Với mơ hình quản lý gộp người nộp thuế khơng chia ra thành khu vực theo các loại hình tại Chi cục thuế như hiện nay, các Đội tham mưu tại Văn phòng Chi cục thuế đang thực hiện theo chức năng đối với tất cả các đối tượng, dẫn đến việc chia nhỏ việc tại các Đội tham mưu theo đối tượng, công tác luân chuyển chứng từ và số liệu gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc do mất thời gian để cung cấp số liệu, sai lệch về số liệu không được chỉnh sửa kịp thời, dẫn đến sai theo hệ thống.

Về quyền hạn

Thành lập cơ quan Cảnh sát thuế có quyền điều tra, bắt giữ, khởi tố tội trốn thuế một cách độc lập. Đây cũng là một giải pháp quan trọng vì Cơ quan

thuế giống như một “lực lượng Công an quản lý trong lĩnh vực kinh tế”. Trong thời bình, nhiệm vụ bảo vệ kinh tế để phát triển kinh tế là hết sức quan trọng, nhằm mục tiêu một nền kinh tế lành mạnh, minh bạch, thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa với chức năng, nhiệm vụ của mình, hơn ai hết, các cán bộ thuế hiểu và nắm rõ hoạt động kinh doanh của những người nộp thuế, đi sâu, đi sát và quản lý chặt chẽ hơn đối với người nộp thuế. Theo Luật Quản lý thuế hiện nay của Việt Nam, quyền của cơ quan thuế mới chỉ dừng lại ở việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Về dự toán

Việc giao dự toán thu phải dựa trên những căn cứ khoa học, xuất phát từ nghiên cứu, dự báo mang tính chiến lược cho từng khu vực có tính đầy đủ đến các yếu tố tác động đến nguồn thu. Đối với hộ kinh doanh cá thể cần xác định rõ số lượng hộ kinh doanh, các chỉ tiêu tăng trưởng GDP, CPI…để giao số thu từ khu vực này được chính xác. Tránh việc cấp trên giao số thu “ép” cho cấp dưới, gây khó khăn trong khi thực hiện, đồng thời phải đảm bảo thu sát thực tế, tránh để sót nguồn thu, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Về công tác cán bộ

- Tập trung đào tạo và đào tạo lại cho sát thực tế công tác. Việc đào tạo phải được kiểm tra chặt chẽ để tránh “học giả, bằng thật”, nội dung đào tạo phải gắn với thực tế công việc đang thực hiện của cán bộ. Nếu xét thấy không cần thiết phải đào tạo thì chỉ cần tập huấn nâng cao trình độ để tránh lãng phí.

- Thực hiện cơng tác đánh giá chất lượng công tác của các cán bộ một cách công bằng trên cơ sở giao công việc cụ thể theo tiến độ, thời gian hoàn thành, lấy chất lượng làm trọng, tránh trường hợp người làm nhiều cũng như người làm ít, khơng cơng bằng trong đánh giá cán bộ. Đẩy mạnh công tác tinh giản biên chế để thanh lọc đội ngũ cán bộ, đồng thời có chính sách thu hút

nhân tài phục vụ để cho công tác quản lý thuế.

- Trả lương cho cán bộ, cơng chức nói chung, cán bộ, cơng chức thuế nói riêng đảm bảo cuộc sống ổn định, bình thường. Thấp nhất theo quy định hiện tại để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Thu nhập cá nhân là 48 triệu đồng/năm đối với cá nhân nộp thuế và 19,2 triệu đối với mỗi người phụ thuộc, thời gian sau có tính đến lạm phát, trượt giá. Như vậy, để đảm bảo cuộc sống, trung bình 1 tháng lương cán bộ cơng chức thấp nhất phải là 5,6 triệu (có 01 người phụ thuộc), cao hơn gần gấp đôi mức lương hiện nay.

- Đồng thời với việc trả lương cao, phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với cán bộ thuế vi phạm để đảm bảo chất lượng công việc của cán bộ. Loại bỏ những phần tử thoái hoá, biến chất, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.

Về quy trình nghiệp vụ

Các quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trước đây tập trung vào quản lý đối với các hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định. Cùng với việc yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn, quy trình quản lý phải được xây dựng chặt chẽ từ khâu lĩnh, sử dụng, thanh tốn hóa đơn đến trình tự các bước kê khai, nộp thuế. Mục tiêu là để người nộp thuế tự khai, tự nộp nhưng phải giảm thiểu về mặt thời gian, đơn giản trong cách tính trên cơ sở đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ kê khai thuế, hướng cho người nộp thuế đến các dịch vụ tại bộ phận “một cửa”. Trên thực tế, các quy trình sẽ được xây dựng tương tự như việc quản lý đối với các đối tượng là loại hình doanh nghiệp.

Về cơng tác phối hợp

Quản lý thuế là công việc chung của bộ máy Nhà nước. Thực tế cho thấy, chính quyền ở đâu mạnh, ở đó cơng tác thu Ngân sách đạt kết quả rất tốt và ngược lại. Ngoài việc uỷ nhiệm thu, cơ quan thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế và yêu cầu thực hiện đối với cán bộ công

chức trong các cơ quan nhà nước, là thành phần đầu tiên tự giác thực hiện trước khi yêu cầu nhân dân tự giác chấp hành. Việc phối hợp cần thực hiện trên các mặt sau:

- Phối hợp trong cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật đến mọi người dân. Tốt nhất là thông qua cấp cơ sở của chính quyền là phường, xã, các đồn thể. Đây là các tổ chức gần dân nhất, thường xuyên giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến mọi người dân, vì vậy hiệu quả cơng tác tuyên truyền đạt được cao nhất.

- Phối hợp trong công tác quản lý việc kê khai, đăng ký kinh doanh của các đối tượng để nắm bắt chặt chẽ các thông tin về số lượng, quy mô, cách thức kinh doanh của các hộ, từ đó quản lý được sát thực tế kinh doanh.

- Phối hợp trong công tác kiểm tra giám sát các hộ kinh doanh cũng như công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Đề ra thành chương trình, kế hoạch theo thời gian cụ thể. Có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (lấy ví dụ ở địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w