Hồn thiện luật pháp và các chính sách có liên quan đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (lấy ví dụ ở địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 96 - 101)

ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP TỈNH NINH BÌNH

3.2.1. Hồn thiện luật pháp và các chính sách có liên quan đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

hướng tới xây dựng bộ máy quản lý thuế tinh thông về nghiệp vụ, củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình và giai đoạn mới:

Kinh nghiệm ở các nước cũng như kinh nghiệm thu được trong những năm đổi mới ở nước ta cho thấy rằng cán bộ ngành thuế có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc chống thất thu thuế, Đảng và Nhà nước ta coi đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của cơng việc”. Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong cơng tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực theo các hướng sau:

- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ thuế một cách thỏa đáng, làm

cho cán bộ thuế yên tâm công tác, tận tâm, tận lực thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước.

- Hồn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách

nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật pháp cần có tính răn đe mạnh. Điều đó cho phép hạn chế tiêu cực, tham nhũng của ngành thuế và cán bộ thuế do tác động của lợi ích vật chất chi phối.

Nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước đã khẳng định hiệu quả của vấn đề này để chống tham nhũng.Ví dụ: Kinh nghiệm của Singapore với 3 không: Không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ

KINH DOANH CÁ THỂ .

3.2.1. Hồn thiện luật pháp và các chính sách có liên quan đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một là, Ban hành khung pháp lý đủ mạnh và cần thiết để tất cả hộ kinh

doanh cá thể bắt buộc sử dụng hố đơn bán hàng khi có các cung ứng về hàng hố, dịch vụ.

Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 đã từng bước ổn định và đi vào đời sống, ở một bộ phận hộ kinh doanh cá thể nhất định việc sử dụng hoá đơn bán hàng đã trở thành một thứ văn hoá trong kinh doanh. 20 năm làm quen với thuế GTGT đã là một khoảng thời gian dài vã đến lúc Chính phủ cần có những quy định bắt buộc để mọi hộ kinh doanh cá thể phải sử dụng hố đơn khi cung ứng hàng hố, dịch vụ. Thơng qua việc sử dụng hoá đơn bán hàng sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý được doanh thu bán hàng một cách kịp thời, chính xác và minh bạch.

Để làm được điều này ngoài biện pháp tăng cường tuyên truyền sâu, rộng trong các tầng lớp kinh doanh còn phải tích cực kiểm tra, răn đe, sử lý các trường hợp bán hàng không xuất hố đơn. Đồng thời phải khuyến khích, động viên các trường hợp chấp hành nghiêm túc chế độ sử dụng hoá đơn bán hàng. Hiện nay chúng ta đang áp dụng chế độ miễn thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh có thu nhập dưới mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định (tại địa bàn thị xã Tam Điệp con số này thường chiếm khoảng 35 % tổng số hộ kinh doanh); một số hộ kinh doanh nhỏ không đăng ký kinh doanh, phát sinh doanh thu không thường xuyên nhưng phát sinh doanh thu trên 100.000, đồng khi bán hàng hố, cung cấp dịch vụ nếu có u cầu sẽ được cấp hố đơn lẻ.

Cịn lại, tất cả các hộ kinh doanh có mức thu nhập trên mức lương tối thiểu thuộc đối tượng phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và kê khai nộp thuế. Đối với các hộ này, yêu cầu bắt buộc là phải sử dụng hoá đơn khi bán

hàng, cung cấp dịch vụ: Hoá đơn sẽ được phát hành riêng cho hộ kinh doanh

cá thể này. Hoá đơn chỉ gồm 02 liên: 01 cho khách hàng, 01 lưu. Đảm bảo không lẫn với hố đơn của loại hình doanh nghiệp khác do cách thức quản lý khác nhau, đồng thời sẽ hạn chế được tệ nạn mua bán hoá đơn trái phép do

hố đơn khơng sử dụng được rộng rãi. Ngồi ra, cần tiếp tục khuyến khích các hộ thực hiện Chế độ kế toán hộ kinh doanh, thực hiện kê khai thuế theo cách thức doanh thu trừ chi phí khi tập hợp được chi phí, tức là tương tự cách thức kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đối với các hộ này, có chính sách khuyến khích kê khai thuế như đối với loại hình doanh nghiệp nhằm hướng các hộ này đến hình thức tổ chức theo doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuế suất (Ví dụ: Giảm tỷ lệ trên thuế suất) để đảm bảo nộp thuế ít hơn các hộ khơng thực hiện chế độ kế tốn. Các hộ còn lại sẽ nộp thuế trực tiếp theo doanh thu trên hoá đơn.

Đồng thời với việc yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh sử dụng hố đơn, cần thiêt phải có chế tài buộc mọi người đi mua hàng hoá, dịch vụ phải lấy hoá đơn từ người cung cấp hàng hố, dịch vụ. Ví dụ: Mua hàng hố dịch vụ khơng có hố đơn sẽ bị xử phạt bằng tiền ghi sẵn trên vé phạt: Trị giá dưới 100.000, đ bị phạt 20.000, đ; trị giá từ trên 100.000, đ đến dưới 1.000.000, đ bị phạt 200.000, đ; .... (Tương tự theo cách xử phạt vi phạm như lỗi vi phạm giao thông). Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm đối với hành vi bán hàng khơng xuất hố đơn cũng theo mức như đối với người mua hàng, đồng thời hộ kinh doanh còn bị xử phạt hành vi trốn thuế theo số lần thuế trốn trên doanh thu khơng xuất hố đơn. Chế tài xử phạt từ 2 triệu đến 7 triệu đồng đối với mỗi hành vi bán hàng khơng xuất hố đơn hiện nay là tạm phù hợp do đã được tuyên truyền rộng khắp cho người nộp thuế và thực hiện theo Nghị định 89/NĐ-CP từ năm 2002. Bên cạnh đó, phải có chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh sử dụng hoá đơn (VD: giảm 30-50% số thuế phải nộp trong thời gian 6 tháng đến 1 năm) để tạo thói quen và tiền đề cho việc quản lý về sau. Đồng thời, có chính sách khuyến khích người dân sử dụng hố đơn (VD: giữ hoá đơn để quay số dự thưởng với giải thưởng có giá trị, ưu đãi khi khấu trừ chi phí tính thuế TNCN).

duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh để làm cơ sở, làm căn cứ pháp lý để thu thuế. Nắm vững khâu kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh, đây là khâu quản lý vĩ mô quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và là một khâu đi đầu trong quản lý thu thuế, làm tiền đề thực hiện các điều khoản của các luật thuế có căn cứ pháp lý.

Hai là, Phương pháp tính thuế GTGT phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tính

tốn và dễ nhớ.

Kể từ khi Luật thuế GTGT có hiệu lựcc 01/01/1999 đến nay chúng ta thấy một thực tế là thay đổi quá nhiều, thay đổi liên tục, văn bản trước chưa kịp thực hiện thì đã có văn bản sau sửa đổi, bổ sung. Về thuế xuất lúc đầu có 4 loại thuế xuất: 0 %, 5 %, 10 % và 20 % đến nay về cơ bản thị trường nội địa chỉ còn lại 02 loại thuế xuất là 5 % và 10 %. Về tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu, theo quy định Cục Thuế tỉnh là nơi được quyền quy định tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu tuy nhiên việc quy định quá nhiều ngành hàng, quá nhiều loại tỷ lệ khác nhau làm cho việc tính thuế trở nên phức tạp. Hiện nay ở Ninh Bình nói riêng cả nước nói chung vẫn áp dụng tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu đối với loaị hình bán bn và bán lẻ khác nhau đã vơ tình tạo nên sự khơng cơng bằng trong kinh doanh. Theo tôi chỉ nên phân biệt tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu theo hình thức kinh doanh: Thương nghiệp; sản xuất; dịch vụ, đồng thời trong mỗi hình thức kinh doanh cũng khơng nên phân biệt các hình thức kinh doanh khác nhau. Ví dụ: đã là thương nghiệp thì khơng nên phân biệt bán bn, bán lẻ và cũng khơng nên chia q nhỏ các hình thức kinh doanh như bán gạo khác với bán quần áo, khác với đồ điện tử. . .Trong khi về bản chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu, việc nộp thuế GTGT lầ do các hộ kinh doanh nộp thay người mua và luôn tuân thủ một nguyên tắc: người nào bán hàng nhiều thì nộp thuế nhiều, nguời nào bán hàng ít thì nộp thuế ít.

thuế GTGT đang áp dụng. Thực tế nhất là khoảng 10% áp dụng cho tất cả các ngành hàng các hình thức kinh doanh.

Về thuế thu nhập cá nhân: Sau khi tính được thu nhập chịu thuế thì căn cứ vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính thuế TNCN như hiện nay theo tơi là quá phức tạp. Nên chăng sau khi tính được thu nhập chịu thuế thì chỉ cần quy định các loại thuế xuất tương ứng.

Ba là, Để tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể Chính phủ cần có những nghiên cứu đầy đủ về kinh tế cá thể để đề ra những chính sách quản lý cho phù hợp.

Với 2,7 triệu (theo thống kê của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam năm 2009) hộ kinh doanh cá thể và hộ hành nghề tự do hàng năm đóng góp tới 13 % vào GDP của cả nước, tuy có những đóng góp đáng kể vào thu ngân sách của cả nước nhưng hộ kinh doanh cá thể và hành nghề tự do ở nước ta vẫn cịn mang nặng tính kinh doanh tự phát, chưa có điều kiện liên kết lại với nhau để cùng phát triển, chưa có một chính sách cụ thể nào quy định cho khu vực kinh tế này. Trong 1 loạt các Luật quan trọng như: Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và 1 số luật thuế khác... mỗi luật lại có những điểm khác nhau trong thuật ngữ và các tiếp cận liên quan đến kinh tế cá thể, tiểu. Đến nay, khu vực này vẫn chưa có tổ chức độc lập đại diện quyền lợi riêng cho mình. Điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích thành phần này phát triển, khác hẳn với khu vực các doanh nghiệp từ trung ương tới các địa phương đều đã có hiệp hội Doanh nghiệp để sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết.

Là một bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân, có đóng góp rất nhiều trong phát triển kinh tế, xã hội trong cộng đồng sản xuất kinh doanh Việt Nam, các cơ sở không được coi là doanh nghiệp và bị tách khỏi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các chính sách đều

chủ yếu hướng tới chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp. Do vậy, đến nay nước ta vẫn chưa có quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi đầu tư cho các cơ sở như đã thực hiện với các doanh nghiệp. Với những đặc trưng vốn có của nó, kinh tế cá thể cần được nhìn nhận một cách đầy đủ, tồn diện để từ đó đề ra các chính sách quản lý trên cả ba lĩnh vực: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm. Cần có những quy định chặt chẽ từ khâu thành lập, tổ chức, giải thể, phá sản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đầy đủ của thành phần kinh tế này, tương xứng và công bằng với các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (lấy ví dụ ở địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w