Nếu người dân có trình độ dân trí cao, có khả năng tiếp cận với các phương tiện đại chúng để tim hiểu, học hỏi về hệ thống ngân hàng và chức năng của nó trong nền kinh tế đất nước nói chung và phương thức TTKDTM nói riêng để có thể hiểu được nó có vai trò quan trọng và sự cần thiết của nó trong nền kinh tế.
Mặt khác, nếu người dân có trình độ dân trí cao thì thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày sẽ có sự thay đổi. Như vậy, cuộc cải cách TTKDTM trong nền kinh tế đã đạt được một thành quả vo cùng quan trọng.
Nhưng trước hêt, bây giờ chúng ta phải có ý thức xây dựng một cộng đồng có trình độ dân trí cao.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA CHI NHÁNH NHNO & PTNT HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội .
Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn động. Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt.
Nhưng nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp.
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây.
Sau đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác.
Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, Đảng Bộ NHNo&PTNT đã được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở.
Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
(Phòng hành chính tổng hợp của NHNo Hà Nội cung cấp)
P.HCNS(TCCB) P.KSNB P.KTNQ P H Ó G IÁ M Đ Ố C 1
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
Ngày 11/1/2009,ngân hàng No&PTNT Việt Nam (Agribank) vừa cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2008 của ngân hàng ước đạt 2.435 tỉ đồng, tăng 2,4% so với năm 2007.
Lợi nhuận trước khi trích lập dự phòng của Agribank là 9.844 tỉ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2008.
Tính đến cuối năm ngoái, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 363.000 tỉ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Tổng dư nợ của ngân hàng là hơn 334.760 tỉ đồng, tăng
P.HCNS(HC) P. Tín dụng P. Điện toán P. DV &MKT Phòng giao dịch P. KHTH P H Ó G IÁ M Đ Ô C 2 P H Ó G IÁ M Đ Ố C 3 P H Ó G IÁ M Đ Ố C 4 G IÁ M Đ Ố C
18,8% so với đầu năm, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 71%. Nợ xấu của ngân hàng cuối năm 2008 là 2,7% tổng dư nợ. Ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10% trong năm nay.
Trong thành công đó, chắc chắn ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội cũng đã đóng góp một phần không nhỏ.
2.1.3.1. Công tác nguồn vốn
NHTM kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, vì thế nó đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT trong 3 năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1 Nguồn vốn:
-VNĐ
-USD (quy đổi)
12,432 10,354 753 13,821 12,947 847 15,321 14,233 1,088 2 Dư nợ: -VNĐ
- USD (quy đổi)
2322 1703 626 2,737 2,008 730 3,438 2,600 832 3 Trung,dài hạn: -VNĐ
USD (quy đổi)
5275 4871 402 7775 6544 531 3896 3171 725 4 Nợ quá hạn 0.58% 0,76% 0,7%
Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn đề ra, và để đạt được kết quả trên, toàn Chi nhánh đã phải có sự chuyển biến tích cực trong cả nhận thức và hành động về chủ động tăng trưởng nguồn vốn huy động, bám sát chiến lược huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội nói riêng để xác định rõ mục tiêu phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả chiến lược. Cũng phải kể đến việc mở rộng thị trường, thị phần đã được coi trọng, đặc biệt là phát triển màng lưới để huy động vốn trực tiếp từ dân cư.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Mục tiêu chính của các NHTM nói chung là an toàn và sinh lợi. Để việc sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao nhưng phải an toàn, chi nhánh đã chú trọng việc tiếp cận các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mở rộng cho vay ngắn hạn đã, đang được chú trọng và đang được tiến hành với mọi đối tượng nhất là cho vay tiêu dùng đối với đối tượng là cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định.
Để phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp một số chi nhánh cấp II . Từ đó đã đem lại cho Chi nhánh một số kết quả nhất định.
Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu (Đơn vị: Triệu VND) 2006 2007 2008
1.Tín dụng đối với các TCTD
2.Tín dụng đối với các TCKT, cá nhân - Cho vay thường bằng VND trong hạn - Cho vay thường bằng ngoai tệ trong hạn
0 1079.721 1062.343 0 0 1564.503 1563.742 0 0 2449.797 2443.736 0
- Dư nợ quá hạn
- Cho vay bằng vốn tài trợ UTĐT (VND) - Chiết khấu cầm cố thương phiếu
- Bảo lãnh
- Cho thuê tài chính - Cầm đồ - Tín dụng khác 16.616 0.761 0 0 0 0.01314 0 0.08595 0.751 0 0 0 0.1314 0 0.197529 0.751 0 0 0 0.01314 0
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2007 tăng trưởng cả về số lượng, chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2007 đề ra.
* Thanh toán quốc tế
Bảng 2.3: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
Đơn vị: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % đạt so với năm trớc Số tiền Số tiền Hàng XK 5472861 6172876 112.7906592 Hàng NK 401162052 4955614861 1235.314965 Dự án 67480000 71640000 106.1647896 Trả kiều hối 700332 789834 112.7799387 Điều chuyển vốn 37045871 43578100 117.6328126 Tổng số 511861116 5077795671
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007)
Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố.
+ Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 7.235.161.237VNĐ Trong đó:
- Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 2.562.451.230VNĐ
* Kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.4: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
Đơn vị: USD
Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ %
Mua vào 216.258.925 454.786.541 210
Bán ra 215.873.335 454.213.723 211
Lãi 2.139.701.445 2.405.981.686 112
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007)
Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo.
Ngay từ đầu, ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng đã không có thế mạnh về TTQT so với nhiều ngân hàng. Vì thế Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại đã làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ là điều dễ hiểu như: dịch vụ Western Union tuy triển khai đã lâu nhưng vẫn chưa thật sự được chú trọng và chỉ thu được hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy và bàn giao dịch, các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh Hà Nội nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn vì chưa có cơ chế khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng vẫn chưa có một giải pháp thống nhất về tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam để thu hút nhiều nguồn ngoại tệ hơn từ khách hàng xuất khẩu.
2.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 2.2.1. Những quy định chung 2.2.1. Những quy định chung
NHTM là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ (NHNN). Chính vì thế, cơ sở pháp lý cho hệ thống hoạt động của NHTM nói chung và hệ thống thanh toán cho NHTM nói riêng là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình hoạt động và thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Việc hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp lý về TTKDTM ngày càng cần sự phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo đảm hơn về quyền lợi của khách hàng và nghĩa vụ của NHTM. Những quy định về thủ tục thanh toán cần được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Hệ thống các văn bản pháp lý về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.
Từ năm 1996 - 1997, Chính phủ đã có Quyết định 196 để ngành ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Chúng ta cũng đã ban hành Luật Giao dịch điện tử. Tuy nhiên, CNTT trên thế giới phát triển rất nhanh. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển, do đó, cần hoàn thiện dần. Chẳng hạn, về thanh toán thẻ, trước kia dùng thẻ từ, nay các nhà cung cấp dịch vụ đã tiếp thu công nghệ mới, cần phải có sự sửa đổi quy định cho phù hợp. Việc thay đổi liên tục sẽ giúp các quy định luật pháp ngày càng hoàn thiện.
Thống đốc NHNN đã ban hành hai thông tư và một Quyết định về séc: 1/ Thông tư 07/TT-NHNN, ngày 27-12-1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 30/CP của
Chính phủ về phát hành và sử dụng séc; 2/ Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15-9- 2004, hướng dẫn thi hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc; 3/ Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11-7-2006 về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, thay Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15- 9-2004 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 159/ NĐ-CP ngày 10-12- 2003 cúa Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc.
2.2.2. Những quy định cụ thể
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định mà NHNN và Chính phủ.
Tuy nhiên, mỗi một ngân hàng lại có đặc thù khách hàng và đối tượng khách hàng ưu tiên khác nhau cho nên việc áp dụng những quy định đó vào từng ngân hàng cũng khác nhau.
Vì ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội có nhiệm vụ quản lý các chi nhánh trên toàn Thành phố Hà Nội, với đặc thù quản lý tại Thủ đô, nội thành kinh tế phát triển, ngoại thành lại có kinh tế kém phát triển hơn rất nhiều, nên Chi nhánh đã đưa ra những quy định phù hợp với cả 2 đặc điểm trên. Hội sở chính và Chi nhánh đã có những quy định về Chi nhánh sẽ cung cấp những sản phẩm dịch vụ TTKDTM nào, và quy trình nghiệp vụ của các nghiệp vụ đó
2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh No&PTNT Hà Nội 2.3.1. Tình hình chung 2.3.1. Tình hình chung
Theo NHNN, sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ TTKDTM thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên cả nước.
Theo thống kê của NHNN, đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007. Số lượng thẻ đang trong lưu
thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, hệ thống máy ATM có hơn 7.000 máy, tăng hơn 2.200 máy so với cuối năm 2007; mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị.
Để phát huy hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ, ngành Ngân hàng đang khẩn trương triển khai Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty cổ phần chuyển mạch thẻ quốc gia (Banknetvn) theo hướng