Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo và PTNT Hà Nội (Trang 42 - 52)

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng (%) (%) (%) 1. Séc 680.059 3.85 690.56192 3.8 699.7382 3.34

2. Uỷ nhiệm chi 16125.948 91.23 18088.494 99.16 20268.713 96.79

3. Uỷ nhiệm thu 171.2595 0.97 199.7893 1.1 207.1376 0.99

4. Thư tín dụng 453.125 2.56 400.956 2.2 407.837 1.95

5. Thẻ 317.240 1.79 318.629 1.16 331.064 1.45

6. Thanh toán khác 220.530 1.25 543.1731 2.99 980.868 4.73

Tổng 17678.906 100 18192.079 100 20940.498 100

(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh)

Như vậy, trong 6 hình thức TTKDTM tại Chi nhánh, thì doanh số hình thức UNC luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và luôn ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 16.126 tỷ (năm 2006), 18.088 tỷ (năm 2007), 20.268 tỷ (năm 2008), mặc dù năm 2008 tỷ trọng của hình thức này có giảm một chút. Hình thức thanh toán có tỷ trọng nhỏ nhất là UNT, chỉ giao động dưới mức 1% (nguyên nhân cụ thể trong chuyên đề sẽ được đề cập đến).

Ngoài ra, các hình thức còn lại đều có sự ổn định nhất định, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm.

Để hiểu rõ và hiểu kỹ hơn về thực trạng của từng hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ thể:

Séc đã ra đời từ rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước.

Tuy vậy, ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác qua số liệu trên (Bảng 06). Thực trạng của các hình thức thanh toán séc như sau:

Bảng 2.7: Tình hình thanh toán séc Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Séc 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1.Séc CK 412.53835 61 418.52158 61 415.20018 59 2.Séc BC 267.52065 39 272.04034 39 284.53802 41 Tổng 680.059 100 690.56192 100 699.7382 100

(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh) Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi

(Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.7) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Séc CK Séc BC

Ở đây ta chỉ đề cập đến hai loại séc chính được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh (có rất nhiều loại Séc khác nhau)

*Séc chuyển khoản

Qua bảng 07 ta thấy, séc CK được sử dụng nhiều hơn séc BC: sự vượt trội này thể hiện tại doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản năm 2006 là 412.538 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2007 là 418.521 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2008 là 415.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng doanh số thanh toán bằng séc.

Séc CK chỉ áp dụng ở hai phạm vi thanh toán (trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố). Tuy vậy séc CK lại có thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó đã tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình. Có lẽ đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này hiện nay đang được ưa chuộng nhiều hơn so với séc BC tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

*Séc bảo chi

Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc CK nhưng doanh số thanh toán qua séc BC luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán qua séc CK qua bảng 07, cụ thể năm 2006 là 267,520 tỷ đồng, năm 2007 là 272,040 tỷ đồng, năm 2008 là 284,538 tỷ đồng. Như vậy, khác với séc CK, năm 2008 lại là năm mà doanh số thanh toán bị giảm sút, thì với séc BC tình hình đã khả quan hơn.

Như vậy, ta thấy tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán séc BC được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc CK, cũng có thể lý do chỉ là do đặc điểm quan hệ khách hàng của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Để khắc phục sự mất cân đối này, hiện tại, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán Séc BC được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời. Nhưng bù lại nó khá ổn định thời gian gần đây.

Phát triển dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của NHTM Việt Nam,nó nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ…

Thanh toán bằng séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về kỹ thuật, luật pháp và kinh nghiệm chưa có nhiều nên chúng ta phải thực hiện dần dần từng bước vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết.

Còn về tính ưu việt thì séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm: an toàn, tiện lợi… Nhưng đến nay, nó vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà… một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia.

Thực tế, tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán bằng séc cá nhân rất ít được sử dụng. Tuy vậy, mục tiêu trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Đó chính là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại(Thẻ,UNT,UNC…), vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau.

2.3.2.2. Uỷ nhiệm chi

Hình thức thanh toán bằng UNC luôn là hình thức thanh toán phổ biến nhất, do có thủ tục đơn giản, thuận tiện nên đã và đang được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay, hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm

2007/2006 2008/2007

UNC 16125.948 18088.494 20268.713 1962.546 12.18 2180.219 12

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.8)

Dựa trên bảng 08 ta thấy: hình thức thanh toán UNC đang tăng liên tục về doanh số, với tốc độ tăng nhanh này đã giúp góp phần làm tăng nhanh doanh số TTKDTM của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Cụ thể năm 2006 là 16125.948 tỷ đồng, năm 2007 là 18088.494 tỷ đồng, năm 2008 là 20268,713 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so sánh sự tăng giảm một cách tương đối của UNC thì giai đoạn 2007 - 2008 tăng ít hơn so với giai đoạn 2006 - 2007.

UNC đã và đang được áp dụng để trả lương, trả công, trả tiền lãi… còn người dân dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, Đảng phí, chơi xổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán, ngoại tệ… Đối với các khoản thanh toán nêu trên, UNC tiện lợi hơn séc, vì ở nhiều nước không có người đi đến từng nhà để trao séc, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết UNC.

Khác với séc, UNC không thể dùng để rút tiền mặt, mà nó chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản.

UNC 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khác với thư tín dụng, UNC không giao thư cho khách hàng, mà chi nhánh hay ngân hàng giao dịch sẽ được thông báo thẳng, do đó không có rủi ro giả mạo. Khách hàng chỉ cần đi đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất UNC cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng. Các doanh nghiệp hàng tháng nếu cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng UNC.

Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán này ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng lên đều đặn đã chứng tỏ tính ưu việt của nó và khẳng định vị trí số một quan trọng nhất trong các hình thức TTKDTM.

2.3.2.3. Uỷ nhiệm thu

Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh, được thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng 2.9: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2006 2007 2008

So sánh tăng giảm

2007/2006 2008/2007

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Uỷ nhiệm thu 171259.5 199789.3 207137.6 28529.8 16.6 7348.3 0.04

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu

UNT 0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

(Nguồn: Số liệu bảng 2.9)

Nhìn chung UNT phát triển chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM, chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng các hình thức TTKDTM. Cụ thể, năm 2006 là 171,260 tỷ đồng, năm 2007 là 199,789 tỷ đồng, năm 2008 là 207,138 tỷ đồng.

Cũng giống như hình thức UNC, nếu xét sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2007 - 2008 UNT tăng ít hơn so với ở giai đoạn 2006 - 2007.

*Ta có thể đưa ra bảng so sánh về doanh thu giữa hình thức UNC và UNT:

Biểu đồ 2.5: So sánh doanh thu giữa hình thức UNC và UNT

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.6)

Qua biểu đồ, ta nhận thấy doanh số UNT và UNC đều tăng trưởng khá ổn định. Nhưng rõ ràng là có sự mất cân đối khá lớn giữa hai hình thức này. Sở dĩ như vậy vì UNT chỉ được dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá và dịch

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

UNT UNC

vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đó (được phản ánh trên hợp đồng đã thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng). Hình thức này hết sức phức tạp và rườm rà, nó không phù hợp với hoạt động của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mà nó chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hay là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài.

2.3.2.4. Thư tín dụng L/C:

Hiện nay, hình thức thanh toán L/C tại Chi nhánh ít được sử dụng để thanh toán trong nước và do phòng Thanh toán Quốc tế quản lý, mặt khác tại Chi nhánh hiện nay, tỷ trọng giao dịch bằng L/C rất nhỏ (chưa đầy 1%). Sở dĩ như vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, mức tối thiểu để mở thư tín dụng là 10 triệu đồng và do khách hàng lưu ký vào một tài khoản riêng và không được hưởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một người thụ hưởng và như vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thư tín dụng khác nhau. Như vậy người mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nước khách hàng không ưa thích dùng thức thanh toán này.

2.3.2.5. Thẻ Bảng 2.10: Tình hình thanh toán thẻ Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm 2007/2006 2008/2007

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Thẻ 317.240 328.629 331.064 11.389 3.6 2435 0.07

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán bằng thẻ

Thẻ 315000 320000 325000 330000 335000 Thẻ

(Nguồn: Số liệu bảng 2.6)

Ta có thể thấy được rằng hình thức thẻ có xu hướng phát triển mạnh và nhanh cả về doanh số lẫn tốc độ phát triển. Điều đó chứng minh rằng hình thức hiện đại này đã càng ngày càng được các tầng lớp dân cư quan tâm và tin dùng. Cụ thể năm 2006 là 317,240 tỷ đồng, năm 2007 là 328,629 tỷ đồng, năm 2008 là 331,064 tỷ đồng. Ta nhận thấy, năm 2008 doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng nếu xét tăng giảm tương đối: 3.6% giai đoạn 2006 - 2007 lên đến 0.074% giai đoạn 2007 - 2008.

Tuy vậy, vấn đề hiện nay là: để tăng doanh số và phát triển loại hình thẻ thì công tác mở tài khoản cá nhân phải được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Đó cũng là nội dung của Công văn 3691/NHNo – TCKT ngày 07/11/2003 của Tổng giám đốc.

Để thu hút các cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, Chi nhánh Hà Nội đã liên hệ với nhiều công ty, doanh nghiệp, liên doanh… đề nghị chuyển trả lương cho cán bộ vào tài khoản tại Ngân hàng và miễn phí mở tài khoản. Cùng với sự đổi mới về hoạt động thanh toán của NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh của các cá nhân, khách hàng, phát triển các dịch vụ thanh toán nhiều tính năng như thanh toán thẻ, từ đó tạo lập thói quen thanh toán qua Ngân hàng đối với các cá nhân. Vì vậy, việc mở tài khoản của cá nhân qua ngân hàng đã tăng lên rõ rệt.

Tuy số lượng khách hàng mở tài khoản và doanh số thanh toán của các cá nhân tăng lên không ngừng qua các năm, nhưng so sánh với thực tế thì số lượng khách hàng

tiềm năng vẫn còn rất lớn, nhiều người vẫn chưa biết đến hoạt động thanh toán qua Ngân hàng. Thực tế là do những nguyên nhân như: Trình độ dân trí chưa đồng đều, mức thu nhập bình quân chưa cao, thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta quá phổ biến, một phần là do người dân sợ bị đánh thuế thu nhập khi mở tài khoản tại các Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, chủ yếu là do công nghệ chưa thực sự đáp ứng được nhiều nhu cầu thanh toán của dân cư (gửi một nơi rút nhiều nơi, các điểm giao dịch thuận tiện…).

Việc mở các tài khoản cá nhân sẽ được phát triển nhanh hơn nữa khi áp dụng các công nghệ hiện đại trong hệ thống thanh toán (thanh toán thẻ là công cụ tích cực áp dụng công nghệ nhất), đồng thời phải có chế tài về TTKDTM áp dụng vào cuộc sống để NHNN có thể kiểm soát được hoạt động này.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo và PTNT Hà Nội (Trang 42 - 52)