Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo và PTNT Hà Nội (Trang 38)

2.2.1. Những quy định chung

NHTM là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ (NHNN). Chính vì thế, cơ sở pháp lý cho hệ thống hoạt động của NHTM nói chung và hệ thống thanh toán cho NHTM nói riêng là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình hoạt động và thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.

Việc hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp lý về TTKDTM ngày càng cần sự phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo đảm hơn về quyền lợi của khách hàng và nghĩa vụ của NHTM. Những quy định về thủ tục thanh toán cần được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.

Hệ thống các văn bản pháp lý về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.

Từ năm 1996 - 1997, Chính phủ đã có Quyết định 196 để ngành ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Chúng ta cũng đã ban hành Luật Giao dịch điện tử. Tuy nhiên, CNTT trên thế giới phát triển rất nhanh. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển, do đó, cần hoàn thiện dần. Chẳng hạn, về thanh toán thẻ, trước kia dùng thẻ từ, nay các nhà cung cấp dịch vụ đã tiếp thu công nghệ mới, cần phải có sự sửa đổi quy định cho phù hợp. Việc thay đổi liên tục sẽ giúp các quy định luật pháp ngày càng hoàn thiện.

Thống đốc NHNN đã ban hành hai thông tư và một Quyết định về séc: 1/ Thông tư 07/TT-NHNN, ngày 27-12-1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 30/CP của

Chính phủ về phát hành và sử dụng séc; 2/ Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15-9- 2004, hướng dẫn thi hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc; 3/ Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11-7-2006 về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, thay Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15- 9-2004 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 159/ NĐ-CP ngày 10-12- 2003 cúa Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc.

2.2.2. Những quy định cụ thể

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định mà NHNN và Chính phủ.

Tuy nhiên, mỗi một ngân hàng lại có đặc thù khách hàng và đối tượng khách hàng ưu tiên khác nhau cho nên việc áp dụng những quy định đó vào từng ngân hàng cũng khác nhau.

Vì ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội có nhiệm vụ quản lý các chi nhánh trên toàn Thành phố Hà Nội, với đặc thù quản lý tại Thủ đô, nội thành kinh tế phát triển, ngoại thành lại có kinh tế kém phát triển hơn rất nhiều, nên Chi nhánh đã đưa ra những quy định phù hợp với cả 2 đặc điểm trên. Hội sở chính và Chi nhánh đã có những quy định về Chi nhánh sẽ cung cấp những sản phẩm dịch vụ TTKDTM nào, và quy trình nghiệp vụ của các nghiệp vụ đó

2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh No&PTNT Hà Nội 2.3.1. Tình hình chung 2.3.1. Tình hình chung

Theo NHNN, sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ TTKDTM thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên cả nước.

Theo thống kê của NHNN, đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007. Số lượng thẻ đang trong lưu

thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ.

Hiện nay, hệ thống máy ATM có hơn 7.000 máy, tăng hơn 2.200 máy so với cuối năm 2007; mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị.

Để phát huy hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ, ngành Ngân hàng đang khẩn trương triển khai Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty cổ phần chuyển mạch thẻ quốc gia (Banknetvn) theo hướng Nhà nước góp vốn vào Banknetvn, cử đại diện tham gia quản lý và định hướng hoạt động của Banknetvn.

Đến nay, 2 liên minh thẻ lớn nhất là Banknetvn và Smartlink với 65% số máy ATM của toàn quốc đã được kết nối liên thông. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã có sự tham gia của 443 đơn vị thuộc 83 ngân hàng thành viên; lượng giao dịch trung bình từ 35.000 đến 45.000 món/ngày với khối lượng vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷ đồng/ngày và đang tiếp tục gia tăng.

NHNN cho biết các dịch vụ hỗ trợ thanh toán của các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với người sử dụng cũng bắt đầu xuất hiện và đang mở rộng về nội dung, phạm vi hoạt động. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.(Nguồn: TTX, 26/12)

Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tài chính - tiền tệ, đặc trưng chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán.

Để huy động nguồn vốn này, bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng còn cần chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục rất đơn giản, thuận tiện, áp dụng nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường như chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng thẻ tín

dụng… Hiện nay, các ngân hàng thường có mạng lưới thanh toán hiện đại và rộng khắp toàn quốc, tạo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn. Uy tín của các ngân hàng được nâng cao, đồng thời cũng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, do đó ngân hàng có thể mở rộng đầu tư làm cho hoạt động tín dụng không ngừng được tăng lên.

Doanh số thanh toán qua Ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán hiện tại của Ngân hàng, thương hiệu Ngân hàng…mặt khác cho thấy tình hình các ngân hàng thực hiện công tác thanh toán nói chung và công tác TTKDTM qua Ngân hàng nói riêng. Ta có thể phân tích tình hình thanh toán của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội

Bảng 2.5: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội qua 3 năm 2006-2008

Đơn Vị: Tỷ VNĐ

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) TTDTM 1175.18742 6.23 1099.395946 6 1006.1297 4.58 TTKDTM 17678.90558 93.77 18192.07925 94 20940.498 95.42 TT chung 18854.093 100 19291.4752 100 21946.6277 100

(Nguồn: Bản cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008)

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 D o a n h s TTDTM TTKDTM (Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.5)

Qua bảng trên ta thấy, TTKDTM ngày càng chiếm tỷ trọng cao qua các năm: năm 2006 là 93.77%, năm 2007 là 94% và đặc biệt năm 2008 tỷ trọng TTKDTM đạt 95.42%. Điều đó chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ TTKDTM trong ngiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Hà Nội.

Sự tăng trưởng trong doanh số TTKDTM qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán càng ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Dần dần người dân đã thấy được tính hữu dụng, thuận tiện và an toàn trong việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó, phải nói đến việc thanh toán giữa Chi nhánh với các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.

2.3.2. Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng (%) (%) (%) 1. Séc 680.059 3.85 690.56192 3.8 699.7382 3.34

2. Uỷ nhiệm chi 16125.948 91.23 18088.494 99.16 20268.713 96.79

3. Uỷ nhiệm thu 171.2595 0.97 199.7893 1.1 207.1376 0.99

4. Thư tín dụng 453.125 2.56 400.956 2.2 407.837 1.95

5. Thẻ 317.240 1.79 318.629 1.16 331.064 1.45

6. Thanh toán khác 220.530 1.25 543.1731 2.99 980.868 4.73

Tổng 17678.906 100 18192.079 100 20940.498 100

(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh)

Như vậy, trong 6 hình thức TTKDTM tại Chi nhánh, thì doanh số hình thức UNC luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và luôn ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 16.126 tỷ (năm 2006), 18.088 tỷ (năm 2007), 20.268 tỷ (năm 2008), mặc dù năm 2008 tỷ trọng của hình thức này có giảm một chút. Hình thức thanh toán có tỷ trọng nhỏ nhất là UNT, chỉ giao động dưới mức 1% (nguyên nhân cụ thể trong chuyên đề sẽ được đề cập đến).

Ngoài ra, các hình thức còn lại đều có sự ổn định nhất định, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm.

Để hiểu rõ và hiểu kỹ hơn về thực trạng của từng hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ thể:

Séc đã ra đời từ rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước.

Tuy vậy, ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác qua số liệu trên (Bảng 06). Thực trạng của các hình thức thanh toán séc như sau:

Bảng 2.7: Tình hình thanh toán séc Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Séc 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1.Séc CK 412.53835 61 418.52158 61 415.20018 59 2.Séc BC 267.52065 39 272.04034 39 284.53802 41 Tổng 680.059 100 690.56192 100 699.7382 100

(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh) Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi

(Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.7) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Séc CK Séc BC

Ở đây ta chỉ đề cập đến hai loại séc chính được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh (có rất nhiều loại Séc khác nhau)

*Séc chuyển khoản

Qua bảng 07 ta thấy, séc CK được sử dụng nhiều hơn séc BC: sự vượt trội này thể hiện tại doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản năm 2006 là 412.538 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2007 là 418.521 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2008 là 415.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng doanh số thanh toán bằng séc.

Séc CK chỉ áp dụng ở hai phạm vi thanh toán (trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố). Tuy vậy séc CK lại có thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó đã tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình. Có lẽ đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này hiện nay đang được ưa chuộng nhiều hơn so với séc BC tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

*Séc bảo chi

Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc CK nhưng doanh số thanh toán qua séc BC luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán qua séc CK qua bảng 07, cụ thể năm 2006 là 267,520 tỷ đồng, năm 2007 là 272,040 tỷ đồng, năm 2008 là 284,538 tỷ đồng. Như vậy, khác với séc CK, năm 2008 lại là năm mà doanh số thanh toán bị giảm sút, thì với séc BC tình hình đã khả quan hơn.

Như vậy, ta thấy tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán séc BC được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc CK, cũng có thể lý do chỉ là do đặc điểm quan hệ khách hàng của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Để khắc phục sự mất cân đối này, hiện tại, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán Séc BC được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời. Nhưng bù lại nó khá ổn định thời gian gần đây.

Phát triển dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của NHTM Việt Nam,nó nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ…

Thanh toán bằng séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về kỹ thuật, luật pháp và kinh nghiệm chưa có nhiều nên chúng ta phải thực hiện dần dần từng bước vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết.

Còn về tính ưu việt thì séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm: an toàn, tiện lợi… Nhưng đến nay, nó vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà… một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia.

Thực tế, tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán bằng séc cá nhân rất ít được sử dụng. Tuy vậy, mục tiêu trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Đó chính là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại(Thẻ,UNT,UNC…), vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau.

2.3.2.2. Uỷ nhiệm chi

Hình thức thanh toán bằng UNC luôn là hình thức thanh toán phổ biến nhất, do có thủ tục đơn giản, thuận tiện nên đã và đang được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay, hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội.

Bảng 2.8: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm

2007/2006 2008/2007

UNC 16125.948 18088.494 20268.713 1962.546 12.18 2180.219 12

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.8)

Dựa trên bảng 08 ta thấy: hình thức thanh toán UNC đang tăng liên tục về doanh số, với tốc độ tăng nhanh này đã giúp góp phần làm tăng nhanh doanh số TTKDTM của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Cụ thể năm 2006 là 16125.948 tỷ đồng, năm 2007 là 18088.494 tỷ đồng, năm 2008 là 20268,713 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so sánh sự tăng giảm một cách tương đối của UNC thì giai đoạn 2007 - 2008 tăng ít hơn so với giai đoạn 2006 - 2007.

UNC đã và đang được áp dụng để trả lương, trả công, trả tiền lãi… còn người dân dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, Đảng phí, chơi xổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán, ngoại tệ… Đối với các khoản thanh toán nêu trên, UNC tiện lợi hơn séc, vì ở nhiều nước không có người đi đến từng nhà để trao séc, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết UNC.

Khác với séc, UNC không thể dùng để rút tiền mặt, mà nó chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản.

UNC 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo và PTNT Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)