Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 29 - 31)

trong thời gian qua.

2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước.

Trong những năm gần đây nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên cả nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục ổn định và có nhữgn bước phát triển. Nhà nước điều hành chính sách vĩ mô thận trọng và linh hoạt phù hợp với những diễn biến thị trường. GDP trong những năm gần đây tương đối cao, năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 8,2%; năm 2007 là 8,48% và Hà Nội vẫn là một trong địa bàn dẫn đầu về tốc độ GDP.

Năm 2004 giá trị xuất khẩu của cả nước đạt trên 26 tỉ USD, tăng 28.9%, năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 23.5%, giá trị SXCN tăng gần 20%. Năm 2005 đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán nước ta: trung tâm chứng khoán Hà Nội khai trương và đi vào hoạt động, thị trường có sự tăng trưởng vựơt bậc trong năm 2006, Việt Nam tiến hành đàm phán gia nhập WTO, tổng thống Mỹ đến thăm thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2006 , Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, một sự kiện quốc tế quan trọng đã nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo điều kiện thu hút dầu tư nước ngoài đạt mức 10.2tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao 16.9% các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đạt kết quả khá tăng 20,7% . Hoạt động tiền tệ ổn định và phát triển, tổng phương tiện thanh toán tăng 21.8%, nguồn vốn huy động tăng 28.1%, dư nợ cho vay tăng 18.7%. Đến cuối năm 2006, tổng số nợ xấu duy trì ở mức dưới 4% tổng dư nợ, công tác cổ phần hoá các NHTM nhà nước đang được đẩy mạnh và triển khai tích cực. Năm 2007 là năm bắt đầu giai đoạn mới của nền kinh tế Việt Nam. Sau một năm gia nhập WTO, tuy có nhiều thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam liên tục có mức tăng trưởng cao, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi khá tích cực trong môi trường cạnh tranh sôi động – đa dạng - cạnh tranh quyết liệt hơn.

Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua

nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nói riêng cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai, dịch bệnh đã để lại những hậu quả to lớn làm hàng trăm người chết, đe doạ đến mạng sống của người dân, gây thiệt hại nặng nền cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Đối với lĩnh vực ngân hàng, tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Sau khi luật Doanh nghiệp đựoc ban hành, đã có hơn 26000 doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Không chỉ vậy, việc gia nhập WTO càng làm cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và quyết liệt. Các ngân hàng tìm mọi biện pháp cạnh tranh: Đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, các hình thức khuyến mãi, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay...Năm 2005 lãi suất tiền tệ tăng mạnh, lãi suất đồng USD chỉ trong vòng 1 năm đa tăng liên tiếp từ 2,25% đến 4,25%, đặc biệt năm 2008 lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đã tăng đến mức 12%/1 năm. Ngoài việc các NHTM cạnh tranh nhau các kênh huy động vốn khác cũng được triển khai như: Trái phiếu xây dựng thủ đô, các công ty bảo hiểm, cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước càng làm cho việc cạnh tranh vốn trở nên quyết liệt hơn.

Đối với Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng có nhiều khó khăn thách thức do những tồn tại từ các năm trước để lại, đặc biệt là lỗ luỹ kế 93,5 tỷ.

Tuy nhiên với nhiều biện pháp đúng và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tuyệt đại đa số CBNV nên chi nhánh cũng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 29 - 31)