Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 60 - 61)

Thứ nhất, cần hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro Hiện nay, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng đang được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, theo quyết định này các khoản nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì tỷ lệ trích lập dự phòng là khác nhau nhưng thực tế thì việc quy định tỷ lệ trích lập như vậy là không hợp lý vì những khoản tín dụng thuộc cùng một nhóm thì mức độ tổn thất sẽ là khác nhau

Thứ hai, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát trên cơ sở pháp luật hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của ngân hàng. Thực tế thì công tác thanh tra chỉ mới ở giai đoạn khi đã phát sinh rủi ro mà chưa thực hiện công tác giám sát từ xa để phòng tránh rủi ro và ngăn chặn kịp thời. Qua một số hiện tượng như cán bộ ngân hàng lợi dụng khe hở trong ngân hàng để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, quy định của ngân hàng như buôn bán ngoại tệ ra nước ngoài hay lợi dụng uy tín của ngân hàng để tiến hành buôn bán ngoại tệ trái phép...Những hiện tượng trên cho thấy sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần có những chương trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế cho vay, bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ quy chế cho vay.

Thứ ba, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng Việt Nam mới ở

giai đoạn đầu chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng thông tin tín dụng bằng cách trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu công việc, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)