Về bộ máy tổ chức và nhân lực:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 54 - 56)

+ Trước yêu cầu cấp thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng và dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, năm 2006 chi nhánh đã thành lập phòng Quản lý rủi ro, phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng: tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh sẽ thực hiện việc thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tác nghiệp thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý các khoản cho vay.

+ Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để áp dụng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có kinh nghiệm thực tế đã trải qua công tác tại bộ phận khách hàng, có kiến thức và có khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá và đề xuất tín dụng.

- Xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng:

Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo,... vì mục tiêu hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả nhưng những yêu cầu về thông tin của ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng, kịp thời + Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các công ty gửi đến chi nhánh vẫn chỉ là các báo cáo chưa qua kiểm toán do vậy độ chính xác chưa cao do vậy việc tìm kiếm thông tin rất khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng cần được khắc phúc sớm.

+ Phòng thông tin điện toán của chi nhánh là phòng mới được thành lập với chức năng quản lý, duy trì hệ thống thông tin tại chi nhánh, làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT Việt Nam, quản lý hệ thống giao dịch trên máy... Tuy nhiên thì việc cung cấp thông tin vẫn chưa đựơc cập nhật nhanh chóng và chính xác.

+ Chi nhánh cần phải nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm Thông tin tín dụng nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy chi nhánh cần khần trương hoàn thiện tổ chức hoạt động thông tin tín dụng và phát triển hoạt động thông tin tín dụng trong hệ thống gắn với việc quản trị rủi ro tín dụng.

+ Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 8/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quyết định, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững...

- Chi nhánh cần tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc phân loại và lập dự phòng khoản vay cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay, bảo lãnh...

- Bảng 6:biểu thị trọng số rủi ro phân loại theo tài sản: Trọng số rủi

ro

Phân loại tài sản

0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng và các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính

20% Các khoản nợ của các ngân hàng có quy mô lớn Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 50% Các khoản vay thế chấp nhà ở...

100% Tất cả các khoản như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế chấp, cổ phiếu, bất động sản...

(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng Công thương Việt Nam)

Bảng 7 về các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ cho ra những yêu cầu về vốn khác nhau:

RR vốn (USD) điều chình RR

vốn tối thiểu

Trái phiếu Chính phủ 0% 8% 1.000 0 USD 0 USD

Trái phiếu đô thị 20% 8% 1.000 200 USD 16 USD

Thế chấp nhà ở 50% 8% 1.000 500 USD 40 USD

Vay không có tài sản đảm bảo

100% 8% 1.000 1.000USD 80 USD

(Nguồn : Tạp chí Ngân hàng Công thương Việt Nam)

- Hạn chế sự phát sinh của các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Ngân hàng cần thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn tín dụng khi tài trợ, xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng.

+ Thu nhập thông tin về khoản vay và khách hàng

Trong quá trình khách hàng đang dư nợ tại ngân hàng, ngân hàng cần thu thập thông tin nhanh chóng và chính xác về khách hàng. Thông tin thu thập được sẽ đựơc cập nhật trong hồ sơ lưu về khách hàng vay vốn tại ngân hàng nhằm giúp ngân hàng hiểu rõ, biết trước và dự đoán được tình hình hoạt động hiện tại và kế hoạch trả nợ trong tương lai của khách hàng vay, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề gì đối với khoản vay.

+ Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo: “ Cho vay có tài sản đảm bảo là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay củ khách hàng vay hoặc bảo lãnh của tài sản bên thứ ba”

Đảm bảo tiền vay đem lại nhiều lợi thế cho ngân hàng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc câp tín dụng và việc vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay. Vịec vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)