Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 48 - 50)

Đối với toàn hệ thống NHCT nói chung năm 2007 là một năm thành công, thắng lợi trên toàn diện. Quy mô tài sản tăng trên 24%, chiếm hơn 10% tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng. Chất lượng đầu tư tín dụng tiếp tục được cải thiện, tình hình tài chính lành mạnh, tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ có 1,02%; trích dự phòng rủi ro cuối năm 2007 của toàn ngành là 1900 tỷ , thu nhập và đời sống cán bộ nhân viên toàn ngành đựợc cải thiện rất nhiều, tiền lương tăng 33% so với năm 2006, công nghệ hiện đại hoá ngân hàng đạt chất lượng tốt hơn.

Không nằm ngoài những thành công của toàn hệ thống, trong thời gian qua, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng vì vậy công tác này đã đạt được một số thành công nhất định

- Cùng với việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng đã và đang ngày càng đựơc nâng cao, nợ quá hạn đã giảm qua các năm và được duy trì ở mức thấp. Tổng nợ xấu đã giảm rõ rệt qua các năm, năm 2005 là 49176 triệu đồng, đến năm 2006 là 16263 triệu đồng và đến năm 2007 thì chỉ còn 507 triệu đồng.

- Thực hiện việc chỉ đạo của Tổng giám đốc trong việc thu hồi nợ xấu, Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu như : Thành lập ban thu hồi nợ xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu nợ xấu cho từng phòng trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ quản lý gắn với thi đua khen thưởng nên tỷ trọng nợ xấu đã giảm rõ rệt, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần và đến năm 2007 thì giảm hẳn. Tỷ lệ nợ khoanh năm 2006có hơn 19 tỷ nhưng đến năm 2007 thì đã giảm và xử lý được hết khoản nợ khoanh này, các khoản nợ có vấn đề cũng giảm rõ rệt, năm 2005 là 120781 triệu đồng, thì đến năm 2006 là 16263 triệu đồng và đến năm 2007 chỉ còn 508 triệu đồng.

+ Việc thu nợ trực tiếp khách hàng từ hoạt động bán và khai thác tài sản đảm bảo đạt được nhiều kết quả tốt. Đến ngày 31/12/2007 việc thực hiện thu nợ bằng nhiều biện pháp như trực tiếp đòi nợ khách hàng, tổ chức bán và cho thuê, khai thác tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản đảm bảo... toàn chi nhánh đã thu được 70 tỷ nợ được đánh giá là khó thu

+ Về việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro: Năm 2006 tổng số thu 11.103 triệu đồng, đạt 56% so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao nếu tính mức các phòng dự kiến và cam kết thu thì đều chưa đạt chỉ tiêu thu hồi nợ xử lý rủi ro. Trong tổng số thu chỉ có Công ty nguyên liệu đã thu hét toàn bộ số nợ đã xử lý là 4.980 triệu đồng, còn lại có nhiều đơn vị đạt thấp như: Công ty giầy Thăng Long, công ty cổ phần điện nước 3, Công ty công trình 547,...Nhưng sang đến năm 2007 thì việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro lại đạt nhiều tín hiệu đáng mừng. Tổng số thu nợ đã xử lý rủi ro là 71.389 triệu đồng, đạt 155,4% so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao và tăng 538,9% so với năm 2006. - Bảng 5: Kết quả tài chính

Đơn vị : Tỷ đồng

TT Tên chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng thu nhập 163,8 184,4 244 366

2 Tổng chi phí 145,9 279,9 241,8 209

3 Lợi nhuận + 17,9 - 95,6 + 2,1 +156

(Nguồn : Ngân hàng Công thương Thanh Xuân )

Qua số liệu kết quả tài chính của chi nhánh các năm ta thấy đã có nhiều dấu hiệu tích cực, tổng thu nhập đã tăng dần qua các năm và tổng chi phí đã giảm dần, lợi nhuận cũng đã

tăng đáng kể trong năm 2007. Năm 2005 lợi nhuận của chi nhánh là âm do chi phí tăng đáng kể so với năm 2004, tăng 92% so với năm 2004, đặc biệt là do phát sinh thêm trích dự phòng rủi ro theo quyết định 234/ QĐ – NHCT37 lên tới 124,4 tỷ đồng đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Bằng những nỗ lực vượt bậc thì đến năm 2007, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh chỉ còn 9,4 tỷ do đó lợi nhuận sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đạt tới gần 60 tỷ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 48 - 50)