Tài sản bảo đảm là phương án trả nợ thứ hai của người vay vốn cho ngân hàng khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả nhưng bản thân của tài sản cũng chứa đựng nhiều rủi ro, sự biến động giá của tài sản đảm bảo theo thị trưòng và những tác động khác gây hư hại cho tài sản do vậy đề đảm bảo an toàn cho tài sản đảm bảo ngân hàng cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản của mình. Ngân hàng sau khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể bán bảo hiểm đối với khoản tín dụng đó cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu một khoản phí bảo hiểm của khách hàng và dùng khoản này để bù đắp rủi ro trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng. Khi đó trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thì bảo hiểm ngân hàng sẽ bù đắp một phần hay toàn bộ khoản thiệt hại tuỳ thuộc vào mức đóng phí bảo hiểm.
- Tăng tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo:
Để đảm bảo cơ hội mở rộng tín dụng đồng thời để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng cần phối hợp nhiều hình thức đảm bảo khác nhau để giải quyết được nhiều nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh các hình thức đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình thì ngân hàng cũng có thể áp dụng và khuyến khích khách hàng dùng các hình thức bảo đảm như : đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, đảm bảo bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các hợp đồng có giá trị...
- Chủ động xử lý nợ có vấn đề:
Việc xử lý đối với những khoản vay có vấn đề là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ trước hạn. Để có thể phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề thì việc quan trọng nhất là ngân hàng phải thường xuyên và tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản vay sau khi giải ngân, áp dụng các biện pháp xử lý nếu phát hiện các khoản nợ có vấn đề. Thêm vào đó, đẻ có thể xử lý nợ quá hạn tốt ngân hàng nên tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương, bộ phận xử lý nợ có vấn đề phải gồm những người có chuyên môn, nghiệp vụ cao vừa am hiểu pháp luật vừa nhạy bén trong kinh doanh để có thể giúp công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt.
- Đa dạng hoá rủi ro: Luận điểm của các nhà kinh tế học là “ không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Biện pháp này giúp ngân hàng có thể loại trừ một số rủi ro, tránh được rủi ro dây chuyền.
- Chuyển rủi ro: Khi cảm cảm thấy hoạt động tín dụng có khả năng xảy ra rủi ro lớn nhưng họ có thể chuyển bớt một phần rủi ro tiềm ẩn cho các chủ thể có khả năng và sãn sàng chịu rủi ro khác bằng việc trả chi phí cho các chủ thể đó . Ngân hàng thường chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như:
+ Đồng tài trợ: Đây là hình thức ngân hàng liên kết với một hoặc nhiều ngân hàng khác để cùng cấp tín dụng cho một khách hàng có dự án mà nhu cầu về vốn lớn hoặc nhiều rủi ro + Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro sang cho các chủ thể khác có khả năng chịu rủi ro lớn hơn. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro tiềm ẩn cao ngân hàng có thể không chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản tín dụng này cho một nân hàng hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng phí.
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay
Hiện nay chi nhánh vẫn thực hiện cho vay theo khá ít phương thức. Phần lớn nguồn vốn huy động được đều dùng vào việc điều chuyển vốn và cho vay nội bộ, phần còn lại cho vay theo các hình thức như cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay trả góp( hình thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ). Ngân hàng nên có những biện pháp tích cực hơn theo hướng hấp dẫn khách hàng vào những hình thức cho vay khác như cho vay luân chuyển, cho vay gián tiếp... đồng thời tiếp tục phát triển các dịch vụ bảo lãnh mới như bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh chất lượng sản phẩm
- Tránh tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực cho vay
Lãnh đạo chi nhánh cũng như cán bộ phòng quản lý rủi ro và cán bộ phòng quan hệ khách hàng cần tập trung nghiên cứu những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang tính thiết yếu, đang phát triển có hiệu quả, được Nhà nước và địa phương khuyến khích để từ đó đa dạng hoá, lựa chọn ra những dự án có hiệu quả để tiến hành cho vay.
Hiện nay cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng của chi nhánh chưa thật đồng đều, tập trung vào một số khách hàng lớn ở lĩnh vực dệt may mà chưa mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, vì vậy trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng thị trường cho vay nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ
Để một khoản tín dụng có chất lượng thì chủ yếu tố đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Chi nhánh cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp.
Đối với những cán bộ tích cực chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng thực hiện các khoản vay có chất lượng đảm bảo làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm thì chi nhánh cần có chính sách khen thưởng động viên kịp thời.
Đối với những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, không trung thực khi đi thẩm định và cho vay thì ngân hàng cần có những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc phù hợp với mức độ vi phạm.