Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 61 - 65)

Thứ nhất, Chi nhánh cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho hoạt động rủi ro của mình, cần phải xác định tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro, đây là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng.

Thứ hai, Cần đánh giá đúng đắn về những loại rủi ro mà mình phải đối mặt và cần thực hiện theo các nguyên tắc:

- Có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của chi nhánh mình theo một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

- Các cán bộ phòng quản lý rủi ro cần rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như các khoản vay mà phòng khách hàng đưa lên để đánh giá thẩm tra lại một cách chính xác, nhanh chóng.

- Không nên để mức vốn của ngân hàng giảm dưới mức vốn tối thiểu theo quy định.

Thứ ba, cần công khai thông tin một cách hợp lý theo nguyên tắc thị trường, thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng mình với rủi ro tín dụng

Thứ tư, Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả việc khai thác thông tin tín dụng từ trung tâm tín dụng(CIC) giúp việc phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách tốt nhất

KẾT LUẬN

Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Khi đó, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu. Ngân hàng Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng để tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, chuyên để đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, chuyên đề đã khái quát được những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng và thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, chuyên đề đã phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân

Thứ ba, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước cũng như NHCT Thanh Xuân về việc quản lý rủi ro tín dụng.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ... 2

1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ... 2

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại: ... 2

1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTMĐ ... 2

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: ... 3

1.1.4. Phân loại tín dụng NHTM ... 4

1.1.4.1. Phân chia theo thời gian ... ….…. 4

1.1.4.2. Cho vay theo hình thức tài trợ … ... 5

1.1.4.3. Tín dụng theo hình thức đảm bảo ... 5

1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro: ... 5

1.1.4.5. Phân loại khác: ... ….6

1.1.5. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ... 6

1.1.5.1. Khái niệm rủi ro:... 6

1.1.5.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM ... 6

1.1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ... 8

1.1.6.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng... 8

1.1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ... 7

1.1.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh và đo lường rủi ro tín dụng ... 9

1.1.6.4. Một sô chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ... 16

1.1.6.5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: ... 15

1.1.6.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng: ... 18

1.1.6.7. Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM ... 19

1.1.7 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM ... 25

1.1.7.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng: ... 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGTHANH XUÂN ... 30

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng công thương Thanh Xuân ... 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 26

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua. ... 27

2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước. ... 28

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ... 30

2.2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: ... 39

2.3. Đánh giá kết quả đạt được của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh..... 47

2.3.1. Những kết quả đạt được: ... 47

2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại: ... 49

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH XUÂN ... 51

3.1. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: ... 51

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh ... 53

3.2.1. Về bộ máy tổ chức và nhân lực: ... 53

3.2.2 Về việc tăng cường và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro: ... 60

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ... 58

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ... 58

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ... 59

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân... 65

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)