Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 40 - 48)

2.2.3.1. Mô hình quản lý rủi ro:

Do năm 2005 việc trích lập dự phòng rủi ro là quá lớn 148 tỷ, kết quả kinh doanh của chi nhánh bị thua lỗ do vậy để quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, năm 2006 chi nhánh đã thành lập phòng Quản lý rủi ro để quản lý toàn bộ khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn (từ 10% vốn chủ sở hữu) hoặc khách hàng mới quan hệ với ngân hàng. Người thẩm định rủi ro tí dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về khách hàng thẩm định

- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh Thanh Xuân

 Chức năng:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời

hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay đối với khoản nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các Phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro.

 Nhiệm vụ:

+ Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực.

+ Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng. + Thẩm đinh các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khách có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các qui định của NHCTVN trong từng thời kỳ hoạc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HDTD Chi nhánh.

- Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HĐTD cơ sở.

- Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. - Nghiên cứu các danh muc tài sản bảo đảm tiền vay cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo.

- Triển khai thực hiện các chính sách, qui trình, qui định về quản lý rùi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp,rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,…của NHTVN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.

- Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan tại Chi nhánh và trụ sở chính NHCTVN khi có yêu cầu.

+ Theo dõi đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện việc thu các khoản nợ nhóm 3,4,5 và nợ đã xử lý rủi ro.

+ Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có ván đề phù hợp với qui định của Pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

+ Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCTVN.

2.2.3.2. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:

 Sơ đồ quản lý nợ xấu của chi nhánh:

Phòng ngừa

Thu nhập thông tin

Phát hiện

Giải pháp xử lý và kê hoạch hoạt động

Xử lý dựa trên thương lượng Thanh lý Thu tài sản bảo đảm Đưa ra toà án kinh tế Xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro Trình Chính phủ cấp nguồn xử lý Phân tích tình hình thông tin

 Các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng

Các ngân hàng thực hiện việc quản lý rủi ro tin dụng bằng cách thiết lập những hạn mức kiểm soát rủi ro được xác định bằng một chỉ số so với vốn chủ sở hữu hoặc các chỉ số tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư của NHCV. Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúp hạn chế và cấp tín dụng cấp tín dụng quá lớn vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng...và đảm bảo rằng không có khoản vay hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tổng thể của ngân hàng hay của toàn hệ thống.

- Tỷ trọng cấp tín dụng có đảm bảo và không có đảm bảo - Tỷ trọng cấp tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ

- Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức: cho vay, bảo lãnh...

- Tỷ trọng cấp tín dụng theo các kỳ hạn: ngắn han, trung hạn, dài hạn...

- Tỷ trọng cấp tín dụng đối với nền kinh tế và cấp tín dụng qua các tổ chức tài chính – tín dụng

- Mức tín dụng tối đa cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng - Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành hàng lớn

Các chỉ số quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:

Số dư nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Chỉ số này < hoặc = 3% là có thể chấp nhận được

Số khách hàng quá hạn - Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn =

Tổng số khách hàng có dư nợ Chỉ số này < hoặc = 3% là có thể chấp nhận được

Dự phòng rủi ro được tính -Tình hình rủi ro mất vốn =

Dư nợ cho kỳ báo cáo Chỉ số này < hoặc =5% là có thể chấp nhận được

Mất vốn đã xoá cho kỳ báo cáo - Tỷ lệ mất vốn =

Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo Tỷ lệ mất vốn chỉ được phép < hoặc =2%

DPRR được trích lập - Khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất =

Dư nợ bị thất thoát Chỉ tiêu này dao động trong khoảng từ 2% đến 5% là tốt

Dự phòng RRTD được thiết lập 1 < Hệ số khả năng bù đắp RR = < 4 Nợ quá hạn khó đòi  Trích lập dự phòng rủi ro Biểu đồ trích lập dự phòng rủi ro 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm

T r iệ u đ ng

“ Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thật đối với các khoản nợ. Qua biểu đồ trên ta thấy, năm 2005 chi nhánh đã sử dụng

dự phòng rủi ro rất lớn, và đến năm 2006, 2007 thì giảm dần, điều này chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro tín dụng

 Thang điểm chấm xếp hạng doanh nghiệp

Để có thể theo dõi và đánh giá khách hàng vay vốn ngân hàng thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng cho vay về trả nợ gốc và trả lãi khi đến hạn nhẳm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro của khách hàng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá.

Ngân hàng xác định điểm tổng hợp của doanh nghiệp và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. Ngân hàng thực hiện việc chấm điểm theo các tiêu chí tài chính và phi tài chính, bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau. Bảng chấm chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hạot động khác. Cán bộ tín dụng và thẩm định tín dụng sẽ thực hiện cộng tổng số điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xác định điểm tổng hợp cho doanh nghiệp. Tiến hành xếp hạng doanh nghiệp như sau:

Hạng Số điểm đạt được AA+ 92,4 - 100 AA 84,8 - 92,3 AA- 77,2 - 84,7 BB+ 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 BB- 54,4 - 61,9 CC+ 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7

CC- 31,6 - 39,1

C <31,6

Bảng xếp hạng và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp

Loại Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Giám sát tín dụng

khi cấp tín dụng AA+:Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất Thấp nhất

Ưu tiên cấp tín dụng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp BĐTV( có thể không cần có tài sản bảo đảm bằng tài sản

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. AA: Loại ưu Thấp nhưng về dài hạn thì cao hơn AA+

Ưu tiên đáp ứng nhu càu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thơig hạn và biện pháp BĐTV

Kiểm tra khách

hàng thường

xuyên định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với KH

AA-: Loại tốt

Thấp Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về TSĐB

BB+: Loại khá

Trung bình Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi

Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin BB: Loại trung bình khá Trung bình nhưng khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn loại BB+

Hạn chế mở rộng tín dụng chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay

Chú trọng việc kiểm tra sử dụng vay vốn, tình hình tài sản đảm bảo BB-: Loại trung bình Cao, ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn , về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khác hàng không

được cải thiện

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay Các khoản cấp tín dụng mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và phương án BĐTV

Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động CC+: Loại dưới trung bình Cao, là mức thấp nhất mà NHTM có thể chấp nhận, Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng, chỉ thực hiện gia hạn nợ nếu có phương án khắc phục khả thi

Tăng cường kiểm tra khách hàng, bổ sung TSĐB CC: Loại xa dưới trung bình Rất cao, khả năng trả nợ kém, ngân hàng có Không mở rộng tín dung, tìm mọi cách thu hồi nợ

Tăng cường giám sát và tích cực đòi nợ

nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC-: Loại yếu kém Rất cao, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian công sức thu hồi

vốn cho vay Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả sớm xử lý TSĐB

Xem xét phương án phải đưa ra toà án kinh tế C: Loại yếu kém Đặc biệt cao, Ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn

( Nguồn : Ngân hàng Công thương Việt Nam)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)