Xác định mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH TRONG KIỂM ĐỊNH SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN (Trang 27 - 29)

Mục đích của nghiên cứu bƣớc này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lƣờng các nhân tố tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại Công ty TNHH ScanCom Việt Nam. Đối tƣợng khảo sát là quản lý cấp trung (trƣởng phó phòng...), quản lý cấp cơ sở (Tổ trƣởng và chuyên viên), nhân viên. Phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi chi tiết đƣợc soạn sẵn.

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu đƣợc sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phƣơng pháp này đòi hỏi phải có kích thƣớc mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên, kích thƣớc mẫu bao nhiêu đƣợc gọi là lớn thì hiện nay chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thƣớc mẫu còn tùy thuộc vào phƣơng pháp ƣớc lƣợng sử dụng. Trong EFA, kích thƣớc mẫu thƣờng đƣợc xác định dựa vào kích thƣớc tối thiểu và số lƣợng biến đo lƣờng đƣa vào phân tích.

Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng tối thiểu phải là 5:1, nghĩa là 1

biến đo lƣờng cần tối thiểu là 5 quan sát (với biến quan sát ban đầu của thang đo chất lƣợng công việc, nhƣ vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 39*5 = 195). Nếu chọn theo mô hình đo lƣờng gồm 39 biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 bậc (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý) để lƣợng hóa và 7 giả thiết, theo quy tắc tối thiểu: 5*3 = 15 mẫu cho một biến đo lƣờng (Bentle & Chou 1987), thì số mẫu tính toán ban đầu là: 39*15 = 585 mẫu. Còn nếu chọn theo tác giả Hoàng Trọng Và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì cho rằng kích thƣớc mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến trong phân tích nhân tố [2 - trang 23]. Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ điều kiện thực hiện nghiên cứu nên đề tài sử dụng kích cỡ mẫu dự kiến n = 210. Với số mẫu trên đảm bảo cho kết quả nghiên cứu về sau.

Số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng phỏng vấn bằng câu hỏi từ tháng 7 /2013 đến đầu tháng 9/2013. Việc thu mẫu bằng cách tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tại công ty TNHH ScanCom Việt Nam với số mẫu phát đi là 230 mẫu, tổng số mẫu thu về hợp lệ là 200 mẫu phù hợp. Nhƣ vậy, với cỡ mẫu n = 200 nghiên cứu đã đảm bảo số lƣợng mẫu tối thiểu cho phƣơng pháp phân tích của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH TRONG KIỂM ĐỊNH SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)