Kết quả nghiên cứu của bảng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa cho thấy: Hƣớng đến nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 vấn đề chính: (1) Yếu tố lãnh đạo, (2) Yếu tố thăng tiến và (3) nhân tố bản chất công việc, đây là những nhân tố có hệ số tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố tạo nên sức bậc mạnh và ảnh hƣởng mạnh đến sự hài lòng của nhân viên là nhân tố Lãnh đạo, sau đó là yếu tố thăng tiến và cuối cùng là nhân tố bản chất công việc. Ngoài ra, còn có các nhân tố khác cũng góp phần tác động không nhỏ đến lòng trung thành của nhân viên, nhƣng do giới hạn về đề tài cũng nhƣ khả năng còn nhiều hạn chế vì thế tác giả chỉ xin đƣợc phép đƣa ra 3 giải pháp trọng tâm chính:
* Nhân tố Lãnh đạo: Kết quả kiểm định mô hình khẳng định đây là nhân tố
có sức ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên. Cụ thể, để tăng thêm ảnh hƣởng của nhân tố này đến sự hài lòng thì doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung chính nhƣ sau:
+ Các nhà quản lý phải thể hiện rõ sự quan tâm, giúp đỡ nhân viên, vì việc quan tâm đến nhân viên là điều rất quan trọng. Một nhà quản lý giỏi phải biết phát huy hết năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của các nhân viên. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, nhà lãnh đạo cần có uy tín trong việc thu phục nhân tâm đồng thời biết đồng cảm với nhân viên và nắm bắt tâm lý của họ.
+ Nhà quản trị nhân sự cần thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin kinh doanh với nhóm để nhân viên thấy đƣợc mối liên quan giữa công việc họ đang làm và kết quả mà công ty đang đạt đƣợc. Có nhƣ vậy, các nhân viên sẽ cảm thấy
mình đƣợc coi trọng, cảm thấy trong sự phát triển của công ty luôn có phần đóng góp nào đó của mình.
+ Bên cạnh sự quan tâm, coi trọng nhân viên, nhà quản trị nhân sự nên tổ chức những hoạt động mang tính vui chơi, giải trí tại công ty để đánh dấu những dịp đặc biệt và cố gắng tạo ra một môi trƣờng thân thiện để mọi ngƣời có thể vui cƣời trong văn phòng cũng nhƣ dành thời gian để tìm hiểu một chút về gia đình và cuộc sống riêng tƣ của họ.
+ Không chỉ riêng những ngƣời làm công tác nhân sự mới cần trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, những ngƣời làm công tác quản lý nói chung, trƣởng bộ phận các phòng ban vẫn phải làm công tác nhân sự trong phạm vi quản lý của họ để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dƣới cùng đạt đƣợc mục tiêu chung.
* Nhân tố thăng tiến: Kết quả kiểm định mô hình khẳng định đây là nhân tố có sự tác động không nhỏ đến sự hài lòng của nhân viên, mỗi nhân viên đều cố gắng phấn đấu trong công việc và sự thăng tiên là một trong những động lực giúp họ nỗ lực vƣợt qua những khó khăn.
+ Các doanh nghiệp phải xem xét và kết luận một cách công bằng và khách quan về việc nhân viên có thực hiện nhiệm vụ theo đúng các yêu cầu đề ra hay không, từ đó thƣởng công xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc vì những cố gắng của họ trong công việc.
+ Hƣớng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thƣờng gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc, các chƣơng trình định hƣớng công việc sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp.
+ Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên kế cận đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có đƣợc những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết. Điều này sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt đƣợc nhiều thành tích tốt hơn, muốn đƣợc trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
* Nhân tố bản chất công việc: Kết quả kiểm định mô hình khẳng định đây là nhân tố thức 3 (chỉ sau nhân tố Lãnh đạo và nhân tố Thăng tiến) có sự tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của nhân viên. Nhân tố công việc bao gồm môi trƣờng làm việc, điều kiện thực hiện công việc, năng lực cá nhân...những nhân tố này giúp nhà quản trị nắm đƣợc tình hình thực tế hàng ngày tại chính doanh nghiệp của mình. Vì thế các doanh nghiệp cần:
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên phát huy đƣợc hết khả năng sáng tạo của nhân viên phục vụ công việc chung.
+ Xây dựng môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao tinh thần làm việc tập thể, đổi mới, phát triển đƣờng lối, chủ trƣơng của nhà quản lý...
+ Và đặc biệt là phải tạo ra một môi trƣờng làm việc sao cho tất cả các nhân viên đều cảm thấy an toàn và thoải mái tại nơi làm việc nhƣng do yếu tố công việc luôn luôn thay đổi và diễn biến phức tạp vì thế các nhà lãnh đạo nên tạo áp lực cho nhân viên nhƣ: áp lực từ khách hàng, áp lực công việc ...
* Nhân tố sự hài lòng tác động đến lòng trung thành nhân viên:
+ Ban lãnh đạo cần phải xác định đƣợc tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nắm rõ đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của nhân viên, xử lý công việc nhanh, chính xác, giúp cho nhân viên cảm thấy thỏa mãn với doanh nghiệp, tạo động lực giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Với kết quả này giúp cho các nhà quản lý xây dựng đƣợc các chính sách về nhân sự cho phù hợp trong điều kiện cho phép. Khi nhân viên thực sự cảm thấy hài lòng với vị trí công việc hiện tại thì họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty, tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp dù cho doanh nghiệp đó đang gặp rất nhiều khó khăn...giúp doanh nghiệp tăng doanh số và giảm chi phí đáng kể.
+ Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc xây dựng một hệ thống lƣơng cạnh tranh, công bằng, đồng nhất, rõ ràng, tránh tình trạng cùng một công ty mà chế độ giành cho ngƣời mới vào khác hoàn toàn với ngƣời cũ, tạo nên hai hệ thống lƣơng không đồng nhất. Tiếp đó doanh nghiệp cần phải xây dựng mục tiêu phát triển một cách cụ thể, toàn diện và phải truyền thông điệp này đến từng nhân viên.
Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng để nhân viên có thể cùng công ty đạt đến mục tiêu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều phƣơng cách khác nhau để định hƣớng cho nhân viên vào mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.