Đường lối, chiến lược phát triển của bộ máy quản lý sẽ đóng vai trò quyết định cho sự thành bại của một tổ chức nói chung cũng như của một doanh nghiệp nói riêng. Bộ máy quản lý lành mạnh hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp mới đi lên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty khá hoàn thiện với các phòng ban, bộ phận sản xuất chặt chẽ từ trên xuống.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Ban lãnh đạo:
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người trực tiếp đưa ra các quyết định quản trị cuối cùng theo ý kiến thống nhất của hội đồng thành viên. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty.
- Tổng giám đốc: Là người chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo ngành nghề được đăng ký kinh doanh.
- Cố vấn Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc giải quyết các vấn đề tài chính và quản trị của Công ty.
- Trợ lý Tổng giám đốc: Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong việc giám sát và
vận hành hoạt động của Công ty.
- Giám đốc nhà máy: Là người phụ trách bộ phận sản xuất của công ty, chịu Ban Giám Đốc Phòng hành chính, nhân sự Phòng cung ứng Phòng kinh doanh Phòng tài chính, kế toán Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý sản xuất Phòng kỹ thuật Hội đồng Quản Trị (chủ tịch HĐQT)
trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất tại nhà máy. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất.
- Giám đốc tài chính: Do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc tài chính giúp Tổng giám đốc trong công việc quản lý tài chính của Công ty.
- Giám đốc nhân sự: Do Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Chịu trách nhiệm tổ chức hành chính cũng như tuyển dụng lao động.
- Giám đốc kinh doanh: Do Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động cung ứng và kinh doanh của công ty.
Các phòng ban:
- Phòng hành chính – nhân sự: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tổ chức hành chính như các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng nhân viên và quản lý, các công tác liên quan đến phòng y tế, nhà ăn, đội bảo vệ, đội lái xe, tổ chức thực hiện các hoạt động hội họp của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn bộ Công ty, kiểm tra xét duyệt các báo cáo của đơn vị trực thuộc, tổng hợp để báo cáo số liệu toàn Công ty.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ bán hàng của Công
ty, tìm hiểu, khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các đơn đặt hàng, tham mưu cho giám đốc kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh quý và năm toàn Công ty.
- Phòng cung ứng: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ mua hàng, quản lý
kho vận, lên kế hoạch cung ứng vật tư cho tất cả các bộ phận trong công ty, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, hợp lý vật tư cho các bộ phận, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt và liên tục.
- Phòng quản lý sản xuất: trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ kế hoạch.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì hoạt động của
dây truyền được liên tục và thông suốt.
- Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ theo dõi chất lượng sản phẩm, an
toàn lao động, và xử lý nước thải công nghiệp.