Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP Rexam Hanacans.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rexam Hanacans (Trang 67 - 75)

- TK 622(3): BHXH, BHYT, BHTN

3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP Rexam Hanacans.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty nhìn chung là phù hợp với đặc điểm của công ty. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vướng mắc, vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

Ý kiến 1:

Về cách hạch toán chi phí mua ngoài.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, vật tư mua ngoài được hạch toán theo trị giá vốn thực tế bao gồm: giá mua trên hóa đơn (cả thuế nhập khẩu – nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế; chi phí mua thực tế gồm chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí hải quan,…

Theo đó, toàn bộ chi phí mua hàng của công ty phải được tính vào trị giá thực tế mua nguyên vật liệu và được hạch toán vào TK1521.

Chi phí mua hàng phát sinh trong tháng 01/2011 là 252.105.425đ, chi phí này chủ yếu liên quan đến việc nhập khẩu nhôm cuộn. Vì vậy, ta hạch toán toàn bộ chi phí mua hàng vào trị giá thực tế nhôm cuộn mua về nhập kho

Trị giá nhôm nhập kho = 16.962.392.480 + 252.105.425 = 17.214.497.905đ Đơn giá bình quân 10.454.592.650 + 17.214.497.905

của nhôm cuộn xuất = = 30.647,41(đ/kg)

kho trong kỳ 347.895 + 554.925

Như vậy, việc hạch toán chi phí mua hàng vào trị giá nhôm cuộn nhập kho đã làm chi phí nhôm cuộn xuất kho sản xuất tăng 183.774.020đ, và không còn chi phí mua hàng làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 68.331.405đ (=252.105.425đ – 183.774.020đ). Từ đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 68.331.405đ, tổng giá thành sản phẩm trong tháng giảm 68.331.405đ.

Ý kiến 2:

Về việc hạch toán các khoản trích theo lương:

Để thực hiện đúng theo luật lao động của nhà nước, công ty cần thiết lập bộ phận công đoàn và tiến hành trích thêm kinh phí công đoàn với tỷ lệ 2% ngoài các khoản đã trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định.

Trong tháng 01/2011, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được lập như sau:

Khi đó, chi phí NCTT tăng thêm 4.689.156đ, chi phí sản xuất chung tăng thêm 528.582đ làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng 5.217.738đ (= 4.689.156đ + 528.582đ) và tổng giá thành cũng tăng thêm 5.217.738đ.

Ý kiến 3

Về việc hạch toán thuế thu nhập cá nhân:

Kiến nghị cách hạch toán theo đúng quy trình:

TK 333(5) TK 334 TK 622,627,641,642

Thuế TNCN trừ vào lương Tiền lương phải trả người của người lao động lao động

Theo các hạch toán này, công ty phản ánh tiền lương phải trả cho người lao động dựa vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội:

Nợ TK 622: 234.457.800đ

Nợ TK 627(1): 26.429.100đ

Có TK 334: 260.886.900đ

Sau đó, phản ánh thuế TNCN công ty nộp hộ người lao động thông qua tiền lương người lao động nhận được: (854.745 + 564.950 = 1.419.695đ)

Nợ TK 334: 1.419.695đ

Có TK 333(5): 1.419.695đ

Cách hạch toán này giúp chi phí sản xuất và giá thành trong kỳ được chính xác, khi đó chi phí NCTT giảm đi 854.745đ, chi phí nhân viên phân xưởng giảm đi 564.950đ làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 1.419.695đ và tổng giá

thành cũng giảm 1.419.695đ.

Ý kiến 4

Về việc tính giá và hạch toán sản phẩm hỏng:

Do chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản phẩm hỏng nên ta có thể tiến hành tính chi phí sản phẩm hỏng theo chi phí nguyên vật liệu chính. Số lượng sản phẩm hỏng nhiều nên không thể tổng hợp theo số lon mà tổng hợp theo số kg phế liệu thu hồi. Và chi phí này được tính như sau:

Trong tháng 01/2011, chi phí nguyên vật liệu chính (nhôm cuộn) là 19.985.458.130đ, số lượng xuất dùng của Al 0.280 là 436.718kg, của Al 0.285 là 221.387,6kg.

Cuối tháng, số lượng nhôm thu hồi là 47.207kg Ta có, trị giá nhôm phế liệu thu hồi là:

19.985.458.130

x 47.207 = 1.433.589.871

đ 436.718 + 221.387,6

Giá trị nhôm thu hồi theo cách tính trên nhiều hơn 123.396.263đ so với cách tính hiện nay (1.350.120.200đ).

Kế toán hạch toán như sau:

BT1: Nợ TK 152(3): 1.433.589.871đ

Có TK 621(4): 1.433.589.871đ BT2: Nợ TK 621(4): 1.433.589.871đ

Có TK 154(1): 1.433.589.871đ

Khi đó, chi phí sản xuất đã giảm đi 187.325.071đ (= 1.433.589.871đ – 1.246.264.800đ), làm tổng giá thành cũng giảm đi 187.325.071đ.

giảm 251.858.433đ do:

- Việc hạch toán chi phí mua hàng vào trị giá nhôm cuộn nhập kho làm chi phí NVLTT giảm 68.331.405đ

- Việc trích thêm KPCĐ làm tổng chi phí tăng 5.217.738đ

- Việc hạch toán thuế thu nhập cá nhân không qua TK 621 làm tổng chi phí giảm 1.419.695đ.

- Việc tính giá trị nhôm phê liệu thu hồi theo chi phí NVL trực tiếp làm tổng chi phí giảm 187.325.071đ.

Trên đây là một số những nội dung giải pháp mà theo em công ty cần xem xét để có những điều chỉnh nhất định nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nói chung; kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần Rexam Hanacans để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận vào tạo ra được tính cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN

Đề tài : "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

công ty cổ phần Rexam Hanacans” luôn là vấn đề đáng quan tâm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Rexam Hanacans nói riêng. Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì chi phí sản xuất phát sinh lại thể hiện dưới một vẻ. Do đó là người kế toán phải tìm ra phương pháp tối ưu nhất để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

Qua quá trình học tập ở trường và có cơ hội tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần Rexam Hanacans, được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy, cô giáo đặc biệt là cô giáo Bùi Thị Thúy, cùng toàn thể các cô chú và các anh chị ở công ty cổ phần Rexam Hanacans, bài luận văn tốt nghiệp của em đã hoàn thành.

Do trình độ và khả năng nghiên cứu, nắm bắt thực tế còn hạn chế nên báo cáo chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và của toàn thể bạn bè.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Bùi Thị Thúy cùng toàn thể các cô, chú, các anh, chị ở Công ty cổ phần Rexam Hanacans.

Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2012

Sinh viên

Lê Thị Minh Phượng, CQ46/21.11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính – Trường Học Viện Tài Chính – 2010 2. Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Học Viện Tài Chính – 2009

3. Hệ thống tài khoản kế toán (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rexam Hanacans (Trang 67 - 75)

w