Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An (Trang 37 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.7. Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình CVTD là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng tiêu dùng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể, theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Chi nhánh nên thiết kế và hoàn thiện quy trình CVTD để quá trình cho vay được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát bảo đảm an toàn mọi mặt hoạt động. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể là:

- Giảm thời gian thẩm định hồ sơ vay: hiện nay, các Ngân hàng đang đua nhau trong việc giảm thời gian xem xét hồ sơ cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng. Có những Ngân hàng phấn đấu thời gian cho vay chỉ còn 8 tiếng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu để có được khoản vay sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay. Nhu cầu vay vốn của khách hàng là để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, mua các sản phẩm tiêu dùng, vì vậy họ rất muốn vay được sớm. Do đó, giảm thời gian thẩm định hồ sơ vay là một giải pháp mà các Ngân hàng đang áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình phát tiền vay: kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn từng lần xem có phù hợp với mục đích đối tượng vay vốn trong hợp đồng tín dụng hay không. Kiểm tra mức cho vay, tình hình đảm bảo nợ vay thông qua các tài sản thế chấp với Ngân hàng làm đảm bảo hoặc tư cách của người bảo lãnh tiền vay. Mục đích khi thực hiện công tác kiểm tra này sẽ có tác dụng phát hiện ra nhưng sơ hở, yếu kém của những khâu trước giúp cán bộ tín dụng đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Căn cứ vào định hướng của Ngân hàng VP Bank, chương trình phát triển kinh tế Nghệ An và diễn biến của thị trường để cho vay đúng hướng. Tiếp tục bổ sung tài sản đảm bảo vốn vay, nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ xấu.

- Tăng cường kiểm tra sau khi giải ngân : kiểm tra sau khi giải ngân là một khâu của quy trình thực hiện tín dụng, điều này càng quan trọng đối với CVTD. Do đặc điểm của các món vay tiêu dùng thường phát sinh không thường xuyên, các món vay xẩy ra một lần và kéo dài tới vài ba năm, nên công tác kiểm tra và thăm hỏi khách hàng không được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền

thống là kiểm tra tính trung thực của việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng. Mở rộng khách hàng mới bằng việc khai thác khách hàng cũ là một việc nên làm. Đồng thời việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm. Các thông tin này giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để mở rộng CVTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)