Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.9.Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay tiêu dùng

là chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay ( UIL – Unscured Installment Loan ), theo chương trình chuyển giao kỹ thuật cho vay tiêu dùng. Với chương trình này, Ngân hàng sẽ phân nhóm khách hàng theo từng mức độ rủi ro và quy định từng mức vay cụ thể phù hợp với thu nhập khách hàng. Khách hàng có nhu cầu vay theo UIL có thể lên Website của ACB để tìm hiểu thông tin, thủ tục hồ sơ và đăng ký vay qua mạng. Khi ấy, Ngân hàng kiểm tra sơ bộ và sẽ có thư phúc đáp lại trên mạng.

2.3.2.9. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay tiêu dùng dùng

Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp. Sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc vào yếu tố con người và hiệu suất làm việc của họ. Mọi doanh nghiệp muốn thành công trên lĩnh vực mà mình đang theo đuổi kinh doanh thì phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và VP Bank Nghệ An cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chủ chốt mà VP Bank Nghệ An phải chú trọng phát triển trong thời gian tới. Đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ, trong đó tăng cường đào tạo tại chỗ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực để phát huy tác dụng tốt. Xây dựng văn hóa kinh doanh công sở nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

Trên cơ sở xem xét các yếu tố trên, Ngân hàng nên có sự phân công lao động cho hợp lý, tận dụng được các khả năng và thế mạnh của cán bộ tín dụng, đồng thời Ngân hàng cũng cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này một cách toàn diện hơn. VP Bank Nghệ An cần tổ chức và phát triển hơn nữa công tác đào tạo, nhất là trong giao dịch đổi mới công nghệ Ngân hàng, hiện đại hóa ngân hàng như hiện nay. Ngân hàng cần cử cán bộ, nhân viên tham dự các khóa học về ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu tổ chức.

Ngân hàng cũng nên cử cán bộ, nhân viên có trình độ, có năng lực tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài cũng như tham khảo các sản phẩm

dịch vụ, các hoạt động Ngân hàng của các nước phát triển sẽ tạo ra những nền tảng, điều kiện cần thiết phát triển hoạt động Ngân hàng trong tương lai.

Ngoài ra VP Bank Nghệ An cần phân công thực hiện bố trí công việc theo năng lực, kinh nghiệm. Để nâng cao chất lượng đánh giá của khách hàng, ngoài việc tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín là yêu cầu cấp thiết, Ngân hàng cần tìm hiểu năng lực, sở trường của từng cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cán bộ công nhân viên nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xẩy ra.

Một khía cạnh khác là, để tạo điều kiện, tiền đề cho công tác phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng cần tuyển dụng một cách công bằng, công khai để tìm kiếm được các bộ giỏi, có tri thức, có năng lực, có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong tình hình hiện nay.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, văn nghệ, thể thao hay các cuộc thi nghiệp vụ trong nội bộ Ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ công nhân viên trao đổi thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời bộ phận tín dụng và các bộ phận khác cũng cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, tăng cường học hỏi giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng tình đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An (Trang 40 - 41)