Đánh giá về mức độ cần thiết của việc mở rộng các chức năng mới của sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu về DỊCH vụ THƯ VIỆN SINH VIÊN tại TRƯỜNG đại học KINH tế HUẾ (Trang 44)

sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế.

Giá trị trung bình Rất không cần thiết Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Thư viện tài liệu điện tử 4.1192 3

2% 4 2.6% 22 14.6% 65 43% 57 37.7% Tìm kiểm, gia hạn và đặt trước

qua Internet 4.0795 3 2% 4 2.6% 23 15.2% 69 45.7% 52 34.4% Kết hợp phòng máy tính và thư viện 4.0397 5 3.3% 7 4.6% 24 15.9% 56 37.1% 59 39.1% Kết hợp với các thư viện trường

khác 4.0336 4 2.7% 6 4% 27 18.1% 56 37.6% 56 37.6%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Bảng 18: Mức độ cần thiết mở rộng chưc năng mới

Theo như nghiên cứu của nhóm, việc mở rộng thêm chức năng thư viện tài liệu điện tử là rất cần thiết (Giá trị trung bình là 4.1192). Có đến 43% sinh viên cho rằng điều này là cần thiết và 37% cho rằng là cần thiết, trong khi có 4.6% cho rằng điều này là không cần thiết.

Hiện tại thì công nghệ thông tin tại các trường đại học nói chung cũng như tại trường đại học Kinh tế Huế nói riêng đã phát triển rất mạnh mẽ, việc sinh viên muốn tận dụng sức mạnh công nghệ thông tin vào trong học tập cũng là điều dể hiểu. Và đối với sinh viên, nếu áp dụng thư viện tài liệu điện tử thì sẽ giúp cho sinh viên nâng cao năng suất cũng như chất lượng học tập tại thư viện rất nhiều.

Theo như nghiên cứu của nhóm, việc tìm kiếm, gia hạn và đặt trước tài liệu qua Internet của thư viện là rất cần thiết (Giá trị trung bình là 4.0795). Có đến 45.7% sinh viên cho rằng điều này là cần thiết và 34.4% cho rằng là cần thiết, trong khi có 4.6% cho rằng điều này là không cần thiết.

Như vây, việc gia hạn, tìm kiếm và đặt trước tài liệu thông qua Internet cũng được các sinh viên rất quan tâm, điều này sẽ có lợi cho sinh viên rất nhiều bởi nó làm giảm thời gian tìm kiếm cũng như phải lên tận phòng đọc để đặt sách.

Theo như nghiên cứu của nhóm, việc kết hợp phòng máy tính và thư viện là rất cần thiết (Giá trị trung bình là 4.0397). Có đến 37.1% sinh viên cho rằng điều này là cần thiết và 39.1% cho rằng là cần thiết, trong khi có 7.9% cho rằng điều này là không cần thiết.

Do trong quá trình học tập tại thư viện, sinh viên không những chỉ đọc các tài liệu mà còn tìm nguồn kiến thức thông qua internet, hay là những công việc mà cần phải có sự kết hợp giữa việc sử dụng máy tính và tham khảo tài liêu, chính vì vậy, việc kết hợp phòng máy tính với thư viện là một điều mà đa số sinh viên cho rằng là rất cần thiết.

Theo như nghiên cứu của nhóm, việc kết hợp phòng máy tính và thư viện là rất cần thiết (Giá trị trung bình là 4.0336). Có đến 37.6% sinh viên cho rằng điều này là cần thiết và 37.6% cho rằng là cần thiết, trong khi có 6.7% cho rằng điều này là không cần thiết.

Việc kết hợp thư viện trường với các thư viện trường khác sẽ giúp cho nguồn sách của thư viện đa dạng, phong phú, dồi dào hơn rất nhiều. Sinh viên cũng có thể được đáp ứng một cách tốt nhất tất cả những loại tài liệu thuộc các chuyên ngành khác nhau mà mình cần đến.

Chương III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Dựa vào kết quả phân tích chương II đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu của sinh viên.

Ưu tiên thực hiện các giải pháp dựa vào mức độ cần thiết của các hoạt động cần thiết. Dựa trên những kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, cũng như những kết quả mà nhóm có được thông qua xử lý số liệu điều tra bằng SPSS, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao dịch vụ thư viện như sau:

- Nhà trường cần xem xét thay đổi vị trí của thư viện sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên hơn cả. Qua khảo sát và nghiên cứu, có 34% sinh viên cho rằng nên xây dựng thư viện ở giữa sân trường là hợp lý, 22.7% sinh viên cho rằng nên đặt thư viện tại một trong 3 tần dưới dãy B, đây là 2 giải pháp được sinh viên chon lựa nhiều nhất.

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ

Một trong 3 tần dưới dãy A 21 13.9 14.0

Một trong 3 tần dưới dãy B 34 22.5 22.7

Xây dựng thư viện giữa sân trường 51 33.8 34.0

Một trong 2 tần trên dãy A 14 9.3 9.3

Một trong 3 tần trên dãy B 18 11.9 12.0

KHÁC 12 7.9 8.0

Không trả lời 1 0.7

Tổng 151 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra)

Bảng 19: Đánh giá về vị trí bố trí thư viện

Tuy nhiên, hiện nay với nguồn lực của trường còn đang rất hạn chế về mặt tài chính cũng như nhân sự, việc xây dựng thư viện độc lập giữa sân trường như phần lớn nhu cầu của sinh viên là không phù hợp với năng lực tài chính của trường, do đó, nhà trường có thể cân nhắc là chuyển vị trí thư viện xuống vào 1 trong 3 tầng dưới dãy B, điều này sẽ giúp cho sinh viên phần nào tiết kiệm được thời gian cũng như công sức trong việc đến thư viện học tập và nghiên cứu. Trong dài hạn, Nhà trường nên cân nhắc một cách hợp lý về việc xây dựng thư viện trường độc lập, có một bộ máy quản lý riêng, điều này sẽ giúp cho thư viện

có nhiều không gian hơn để mở thêm các chức năng mới, cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động của thư viện trường.

- Cải thiện cơ sở vật chất cho phù hợp hơn với nhu cầu của sinh viên (mở rộng diện tích phòng đọc, máy tính nhiều hơn, bàn ghế có chất lượng tốt…) - Tăng thêm đầu sách ở tất cả các lĩnh vực, tài liệu chuyên ngành, luận văn và

khóa luận, sách báo… nhất là tài liệu chuyên ngành phải đủ để đáp ứng nhu cầu mượn của sinh viên bới đây là một trong những nguồn mà sinh viên có nhu cầu cao nhất.

- Sắp xếp các tài liệu hợp lý hơn, sắp xếp không chỉ theo lĩnh vực mà nên mã hóa từng cuốn sách để sinh viên chỉ cần nhìn vào số mã là có thể tìm ra những tài liệu mà mình muốn.

- Tăng thời gian mượn tài liệu, số lượng tài liệu mỗi lần mượn, cũng như tăng số lần gia hạn tài liệu để sinh viên có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tài liệu.

- Cho phép tất cả sinh viên (không chỉ giới hạn ở năm 4 như trước đây) được mượn các khóa luận và luận văn để tham khảo, cũng như là cho phép sinh viên mượn báo và tạp chí.

- Cần mở rộng thêm nữa thời gian hoạt động, không chỉ là mở cửa thư viện vào giờ hành chính mà còn mở cửa cả vào trong buổi tối, ngày nghỉ, và thời gian hè để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng thư viện của sinh viên.

- Nghiên cứu để mở thêm chức năng thư viện điện tử giúp sinh viên tiết kiệm thoài gian hơn trong việc tìm kiếm tài liệu.

- Cho phép sinh viên đặt mượn tài liệu qua Internet.

- Nên liên kết với thư viện các trường đại học khác để có thể gia tăng nguồn cung tài liệu của thư viện để đắp ứng nhu cầu của sinh viên.

- Tập huấn cho cán bộ thư viện những kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý thư viện để ngày càng nâng cao chất lượng của dội ngũ cán bộ thư viện hơn.

Phần ba

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Quá trình điều tra kéo dài trong khoảng thời gian là 2 tháng qua việc khảo sát các sinh viên trong trường. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng hỏi dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập đuợc, điều chỉnh bảng hỏi bằng việc thăm dò ý kiển của các cán bộ thư viện và khảo sát sơ bộ. Số bảng hỏi trong cuộc điều tra thử là 30 bảng hỏi, thu lại 28 bảng hỏi để tiến hành bổ sung ý kiến và kiểm định độ tin cậy thang đo. Sau khi có bảng hỏi hoàn chính nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra chính thức với số bảng hỏi được phát ra là 160 bảng hỏi và thu lại 157 bảng. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý dữ liệu đã loại bỏ 6 bảng hỏi không hợp lệ.

Đề tài nghiên cứu gồm ba phần chính. Trước hết, nhóm nghiên cứu tìm hiểu về tình hình của Dịch vụ thư viện tại truờng Đại học Kinh tế Huế, và khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố của thư viện. Sau đó, đánh giá nhu cầu của sinh viên đối với việc cải thiện cải thiện các chức năng hiện có tại thư viện, tìm hiểu xem các chức năng hiện tại của thư viện có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hay không. Tiếp đó là các nhu cầu của sinh viên trong việc mở rộng thêm các chức năng mới. Qua kết quả phân tích dữ liệu thu thập được qua bảng hỏi, có thể kết luận là các chức năng hiện tại của thư viện chưa đáp ứng đuợc nhu cầu của sinh viên trong việc hỗ trợ học tập. Các sinh viên đánh giá việc cải thiện các chức năng hiện có là ở mức độ cần thiết. Điều này đòi hỏi nhà trường cần phải đầu tư hơn nữa cải thiện để các chức năng hiện có tốt hơn vì đây là các chức năng cơ bản và quan trọng của thư viện.

Bên cạnh đó, sinh viên truờng Đại học Kinh tế Huế hiện nay còn có các nhu cầu khác đối với Dịch vụ thư viện tại truờng và đòi hỏi nhà trường cần phải mở rộng thêm các chức năng mới trong thư viện. Các chức năng mới này sẽ hỗ trợ cho sinh viên nhiều hơn trong quá trình học tập tại trường.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã đề ra được các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng của Dịch vụ thư viện tại trường. Tuy nhiên, các giải pháp này còn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, các giải pháp này đòi hỏi sự đầu tư về mặt tài chính và nhân sự trong khi Đại học Kinh tế Huế vẫn còn phải phân bố

nguồn lực cho các chính sách đầu tư phát triền giáo dục khác. Vì vậy, các giải pháp này khó có thể thực hiện đồng loạt mà phải cần có các chính sách cải thiện hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn.

3.2 Kiến nghị

Kết quả của đề tài nghiên cứu về nhu cầu của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế vẫn còn một số hạn chế nhất định do giới hạn về mặt thời gian và nguồn lực. Đề tài nghiên cứu đựoc tiến hành trong khoảng thời gian tháng 11 và tháng 12 và không thể điều tra đuợc sinh viên khóa 41 và khóa 42. Và cũng do không đủ nguồn lực về tài chính và nhân lực nên kích cỡ mẫu còn thấp. Do đó mà mức độ suy rộng của kết quả nghiên cứu cho tổng thể các sinh viên trong truờng là không cao. Vì thế nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm đề xuất các đề tài nghiên cứu sâu hơn:

− Thời gian tiến hành nghiên cứu hợp lý hơn. Các đề tài nghiên cứu sau này cần phải được tiến hành vào khoảng thời gian là đầu năm học vì lúc đó có thể khảo sát toàn bộ các đối tượng sinh viên trong trường.

− Cần phải tiến hành khảo sát với quy mô mẫu lớn hơn để kết quả có thể suy rộng cho tổng thể.

− Cần phải phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của sinh viên về Dịch vụ thư viện tại trường Đại học Kinh tế Huế.

− Trước khi tiến hành các giải pháp cần phải có các điều tra cụ thể đề xác định kiểm tra các giải pháp đó có còn phù hợp với thời điểm hiện tại.

Đề tài nghiên cứu này còn có nhiều hạn chế nhưng đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về nhu cầu của sinh viên đối với Dịch vụ thư viện tại truờng Đại học Kinh tế Huế. Vì vậy cần phải có các công trình nghiên cứu tiếp theo để có các nghiên cứu cụ thể hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn. Và nhóm nghiên cứu hiện nay hy vọng sẽ đóng góp các cơ sở nền tảng cho các công trình nghiên cứu sau này.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Phần một...1

1.1 Lý do chọn đề tài...1

1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...3

1.1.1.2 Cấu trúc nhu cầu cá nhân...9

1.1.1.3 Thuyết nhu cầu Maslow...12

1.1.1.4 Các học thuyết nhu cầu khác...14

1.1.2 Đánh giá nhu cầu đạo tạo dịch vụ...15

1.1.2.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo...15

1.1.2.2 Hình thức đánh giá nhu cầu ...16

1.1.3 Lý thuyết về dịch vụ...16

1.1.3.1 Lý thuyết về dịch vụ thư viện...17

Chương II: ...19

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...19

2.2 Kết quả và thảo luận...21

2.2.1 Tình hình hoạt động tại trường Đại học Kinh tế Huế...21

2.2.1.1 Đặc điểm của tổng thể mẫu điều tra...21

Bảng 1: Cơ cấu giới tính của mẫu...21

Bảng 2: Cơ cấu sinh viên các khoa...23

2.2.1.2 Tình hình sử dụng thư viện của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế.. 23

Bảng 3: Mức độ thường xuyên đến thư viện trung bình mỗi tuần...24

Bảng 4: Số sách trung bình mượn mỗi tuần...26

Bảng 5: Thời gian mượn 1 cuốn sách...27

Bảng 6: Đọc sách chuyên ngành và luận văn...28

Bảng 7: Đọc khóa luận...29

Bảng 8: Đọc báo và tạp chí...29

Bảng 9: Học tập cá nhân...29

Bảng 10: Làm bài tập nhóm...30

Bảng 11: Mượn sách giáo trình và tham khảo...30

2.2.1.3 Mức độ hài lòng của sinh viên với Dịch vụ thư viện...31

2.2.2 Nhu cầu của sinh viên cần cải thiện các chức năng hiện có của thư viện...32

2.2.2.1 Cải thiện chức phòng đọc và nơi học tập...32

Bảng 12: Mức độ cần thiết cải thiện chức năng phòng đọc và nơi học tập...32

Bảng 13: Giá trị kiểm định One Sample T - test...34

Vậy qua kiểm định One Sample T – test với nhiều giá trị kiểm định là 3, 4 và 5, ta có thể thấy được rằng sinh viên nghĩ việc cải thiện chức năng hiện có là cần thiết vì các chức năng hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong trường. Đặc biệt trong thời gian thi, số lượng sách không đáp ứng đủ nhu cầu mượn sách và thư viện không đủ lớn để cho sinh viên có địa điểm học tập và ôn thi. Tài liệu về kinh tế mặc dù là rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đọc của sinh viên. Ngoài ra sinh viên kinh tế còn có nhu cầu đối với các tài liệu lĩnh vực khác nhằm làm phong phú thêm kiến thức và trong quá trình học sẽ cần thêm các kiến thức ở các lĩnh vực khác...36

2.2.2.2 Cải thiện chức năng cho mượn tài liệu...36

Bảng 14: Mức độ cần thiết cải thiện chức năng cho mượn tài liệu...36

Bảng 15: Kết quả kiểm định giá trị trung bình tổng thể...40

2.2.3 Nhu cầu của sinh viên trong việc mở rộng thời gian hoạt động của thư viện..41

2.2.4 Nhu cầu của sinh viên trong việc mở rộng chức năng mới...42

2.2.4.1 Kiểm định giá trị trung bình tổng thể...42

Bảng 17: Kết quả kiểm định giá trị trung bình tổng thể...43

2.2.4.2 Đánh giá về mức độ cần thiết của việc mở rộng các chức năng mới của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế...44

Bảng 18: Mức độ cần thiết mở rộng chưc năng mới...44

Chương III ...46

Bảng 19: Đánh giá về vị trí bố trí thư viện...46

Phần ba...48 3.1 Kết luận...48 3.2 Kiến nghị...49 MỤCLỤC Phần một...1 1.1 Lý do chọn đề tài...1

1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...3

1.1.1.2 Cấu trúc nhu cầu cá nhân...9

1.1.1.3 Thuyết nhu cầu Maslow...12

1.1.1.4 Các học thuyết nhu cầu khác...14

1.1.2 Đánh giá nhu cầu đạo tạo dịch vụ...15

1.1.2.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo...15

1.1.2.2 Hình thức đánh giá nhu cầu ...16

1.1.3 Lý thuyết về dịch vụ...16

1.1.3.1 Lý thuyết về dịch vụ thư viện...17

Chương II: ...19

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...19

2.2 Kết quả và thảo luận...21

2.2.1 Tình hình hoạt động tại trường Đại học Kinh tế Huế...21

2.2.1.1 Đặc điểm của tổng thể mẫu điều tra...21

2.2.1.2 Tình hình sử dụng thư viện của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế.. 23

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu về DỊCH vụ THƯ VIỆN SINH VIÊN tại TRƯỜNG đại học KINH tế HUẾ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w