Mối quan hệ của « cái » loại từ và « cái » giống cái

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CÁCH DIỄN đạt GIỐNG và một số BIỂU HIỆN của sự kỳ THỊ GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG PHÁP và TIẾNG VIỆT (Trang 89 - 90)

V. Động từ

4.1.2.Mối quan hệ của « cái » loại từ và « cái » giống cái

4. Sự nổi trội của « giống cái »

4.1.2.Mối quan hệ của « cái » loại từ và « cái » giống cái

Việc nhắc lại các cách nhìn về từ « cái » trên đây khơng nhằm mục đích tham gia vào cuộc thảo luận về từ loại, về cấu tạo của danh ngữ tiếng Việt; chúng tơi chỉ muốn nhấn mạnh tới sự đa chức năng của từ này. Cái

dưới con mắt của Cao Xuân Hạo trở thành yếu tố khơng thể loại bỏ được trong danh ngữ, cái trong cách nhìn của Trần Đại Nghĩa được chia làm năm loại. Vấn đề đặt ra là tại sao từ này lại cĩ sức sống mãnh liệt như vậy ?

Giả định của chúng tơi là tất cả các « cái » (thí dụ trong cái bàn) hiện nay đều bắt nguồn từ « cái » diễn đạt giới tính (trong cặp đực/cái).

Xét về thời gian xuất hiện, rất cĩ nhiều khả năng cái trong thế đối lập với đực xuất hiện đầu tiên. Thủa sơ khai, nhu cầu phân biệt về giống đặt ra

trước nhu cầu phân biệt cá thể với tổng thể. Và chính từ cái chỉ giống đĩ đã sản sinh ra các từ cái khác.

Do khơng được tiếp cận với tư liệu nào về từ nguyên của từ cái, chúng tơi đành bằng lịng với việc nêu giả định của chúng tơi với một số nhà ngơn ngữ dưới dạng sau :

Trong tiếng Việt cĩ từ cái trong thế đối lập với đực : trâu cái/trâu đực, ngồi ra cịn cĩ cái loại từ (classificateur) : cái bàn, cái ghế. Liệu cĩ mối liên hệ ngữ nghĩa-từ nguyên giữa hai từ cái trên ?

Sau đây xin nêu một số ý kiến trả lời :

- Nhà điêu khắc Tạ Duy Đốn, chuyên gia về tượng Phật - tác giả của tượng Phật ở Sĩc Sơn và chùa Bái Đính, người đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về văn hĩa cổ Việt Nam khẳng định mối quan hệ trên. Theo Ơng, văn hĩa Việt nặng về mẫu hệ.

- Gs, Ts Đỗ Thị Kim Liên, nguyên chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm Vinh cũng ủng hộ giả thiết của chúng tơi.

- Cĩ một ý kiến khác, đĩ là Gs, Ts Nguyễn Thiện Giáp, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ơng cho rằng cái Việt Nam bắt nguồn từ tiếng Hán. Chúng tơi cĩ nêu ý kiến này với Gs Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán-Nơm, Gs cho biết Ơng thiên về cái loại từ bắt nguồn từ cái chỉ giống.

Chúng tơi cũng đặt câu hỏi trên với nhiều giáo viên khoa Ngơn ngữ và Văn hĩa Trung Quốc, trong đĩ cĩ nguyên trưởng khoa, Ths Nguyễn Hữu Cầu, mọi người đều khơng khẳng định nguồn gốc Hán của từ cái Việt Nam.

Do chưa cĩ điều kiện lấy ý kiến rộng hơn, cũng như tiếp cận với các tài liệu về từ nguyên, chúng tơi chỉ coi ý kiến trên của mình là một giả thiết,

nhưng tin rằng đây là một giả thiết đúng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CÁCH DIỄN đạt GIỐNG và một số BIỂU HIỆN của sự kỳ THỊ GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG PHÁP và TIẾNG VIỆT (Trang 89 - 90)