- Mã số xuất nhập khẩu
2.2.2.1.2 Tài trợ xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ:
Quy trình L/C xuất khẩu được áp dụng tại Vietcombank:
Nhận và thơng báo L/C hoặc sửa đổi L/C:
Hội sở chính Vietcombank sẽ nhận, chuyển tiếp các L/C và/hoặc sửa đổi L/C và/hoặc các bức điện giao dịch khách có liên quan đến L/C xuất khẩu đến các chi nhánh hoặc các ngân hàng khác để thông báo cho khách hàng.
Khi các chi nhánh nhận được L/C đã được xác thực từ hội sở chính hoặc từ các ngân hàng thương mại khác trong nước, chi nhánh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của L/C, lập thơng báo L/C hoặc thông báo sửa đổi cho khách hàng xuất khẩu.
Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ:
- Đối với chi nhánh cấp 1:
Ngay khi nhận được bộ chứng từ của khách hàng gửi đến, chi nhánh phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C, và các bản gốc của các sửa đổi có liên quan đã được xác thực.
Nếu chứng từ là hồn hảo, L/C cho phép địi tiền bằng điện, chi nhánh lập điện đòi tiền, gửi đến ngân hàng trả tiền thông qua hội sở chính Vietcombank, sau đó gửi chứng từ theo đúng chỉ dẫn của L/C. Trường hợp đòi tiền bằng thư, chi nhánh lập thư đòi tiền gửi cùng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài bằng chuyển phát nhanh.
Nếu chứng từ có sai sót, chi nhánh thơng báo cho khách hàng biết để bổ sung sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu có sai sót là khơng thể sửa chữa, chi nhánh có thể điện cho ngân hàng nước ngồi về các sai sót đó để xin sự chấp nhận, hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng yêu cầu với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro.
Các chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi có bảo lưu quyền truy đòi người ký phát hối phiếu trong trường hợp ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận khơng thanh tốn, ngồi ra, L/C và bộ chứng từ phải đảm bảo sự phù hợp, khơng có các yếu tố gây bất lợi cho chi nhánh và phải có đơn xin chiết khấu cùng cam kết thực hiện quyền truy đòi của ngân hàng đối với khách hàng trong trường hợp khơng địi được tiền của ngân hàng phát hành và chịu các khoản phí có liên quan.
Sau khi nhận điện báo cú cựng sao kê xác nhận cho bỏo cú đú hoặc điện chuyển tiền từ ngân hàng nước ngồi, hội sở chính Vietcombank sẽ chuyển bỏo cú về cho chi nhánh qua chương trình Trade Finance. Tại chi nhánh, sau khi nhận được bỏo cú sẽ kiểm tra số dư L/C được thanh toán để xác định người hưởng, ghi có cho người hưởng sau khi thu các loại phí theo quy định hiện hành của Vietcombank.
Trường hợp nhận được điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng nước ngồi, hội sở chính phải chuyển bức điện đó về cho chi nhánh để chi nhánh thơng báo với khách hàng. Đến hạn thanh toán, khi nhận được bỏo cú từ nước ngồi, trình tự xử lý nghiệp vụ tương tự như trên.
- Đối với chi nhánh cấp 2:
Khi nhận được bộ chứng từ L/C xuất khẩu, chi nhánh tiến hành kiểm tra về số lượng chứng từ theo bảng kê khách hàng cung cấp và tính hợp lệ của chúng rồi trong vòng 1 ngày kể từ ngày nhận chứng từ, chi nhánh phải chuyển ngay chứng từ cho hội sở chính. Tại hội sở chính việc kiểm tra chứng từ do chi nhánh cấp 2 gửi đến được thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ. Hội sở chính cũng thực hiện gửi chứng từ cùng điện đòi tiền hoặc thư địi tiền đến ngân hàng nước ngồi trình tự như chi nhánh cấp 1. Sau khi nhận được bỏo cú từ ngân hàng nước ngoài, hội sở chớnh bỏo cú cho các chi nhánh sau khi đã thu phí, chi nhánh bỏo cú cho khách hàng.
Đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C xuất:
Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C xuất khẩu, thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ do chứng từ đã được thanh tốn, hoặc bị từ chối thanh tốn, chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị trả lại.
Tồn bộ bản gốc L/C, các sửa đổi, tra soát, bản copy của các chứng từ, điện thanh toán, chấp nhận thanh toán đều phải được lưu trữ theo đúng quy định hiện hành của Vietcombank.
Trên cơ sở quy trình tác nghiệp về tài trợ thương mại quốc tế, doanh số thanh tốn xuất khẩu bằng thư tín dụng của Vietcombank đã đạt được mức tăng trưởng qua các năm, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 Doanh số tài trợ bằng L/C xuất khẩu (Đơn vị: Triệu USD)
Năm Thông báo Thanh tốn
Số món Số tiền Số món Số tiền
2007 25298 2532 26088 2485
2008 29255 3438 27126 3312
2009 25091 2636 25168 2712
2010 24885 2912 25075 2813
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tài trợ thương mại của Vietcombank)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, đặc biệt là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ vẫn đang là thế mạnh của ngân hàng TMCP Ngoại thương – một ngân hàng có kinh nghiệm và lịch sử làm đối ngoại lâu năm đã ngày càng khẳng định được uy tín của mình đối với khách hàng và với các ngân hàng đối tác nước ngoài.
Qua bảng số liệu 2.1 và 2.2 ở trên cho thấy diễn biến của tình hình tài trợ xuất nhập khẩu từ 2007 – 2010 của Vietcombank. Nhìn chung, Vietcombank đã tài trợ tương đối cân bằng cho cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu vì thế mà ngân hàng có thể có được sự cân đối các nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động thanh toán quốc tế.